Giá lợn hơi hôm nay 28/6/2021: Lợn giảm giá, chăn nuôi khép kín vẫn có lãi?

Minh Anh/Tieudung.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay 28/6, tại 2 miền Bắc - Nam đi ngang, trong khi miền Trung giảm nhẹ so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 58.000 - 69.000 đồng/kg.

 Giá lợn hơi hôm nay 28/6/2021: Lợn giảm giá, chăn nuôi khép kín vẫn có lãi?
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Thái Bình giá lợn hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 69.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc giá heo hơi hôm nay ở mức 67.000 - 68.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 64.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi giá lợn hơi hôm nay đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 66.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Quảng Trị, Huế, Khánh Hòa, Lâm Đồng giá lợn hôm nay được thu mua với mức 68.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Bình Thuận giá lợn hôm nay ở mức 66.000 - 67.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Định giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức thấp 63.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 63.000 - 68.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vũng Tàu giá lợn hôm nay ở mức 68.000 - 69.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang giá lợn hôm nay ở mức lần lượt 61.000 đồng/kg, 66.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức thấp nhất cả nước 58.000 - 59.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 58.000 - 69.000 đồng/kg.
Lợn giảm giá, chăn nuôi khép kín vẫn có lãi
Trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Hồng, xã Kim Bình, thành phố Phủ Lý (Hà Nam) hiện đang nuôi 400 con lợn nái và gần 2.000 lợn thịt. Trung bình mỗi tháng, trang trại lợn của gia đình anh tiêu thụ hết 8.000 bao cám (tương đương 200 tấn).
So với thời điểm tháng 6/2020, hiện nay giá mỗi bao cám đã tăng từ 50.000 - 60.000 đồng, kéo theo chi phí chăn nuôi mỗi tháng tăng thêm 400 triệu đồng.
Trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá lợn hơi xuất chuồng lại giảm. Trang trại của anh Hồng vừa xuất chuồng 50 con lợn (1,1 tạ/con) với giá 65.000 đồng/kg, thấp hơn 7.000 đồng/kg so với cách đây một tháng.
Tổng đàn lợn thịt luôn duy trì từ 2.500 - 3.000 con, cho xuất chuồng đều đặn mỗi tháng cả trăm con, giá bán xuống thấp đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất.
Anh Nguyễn Văn Hồng cho biết, chăn nuôi lợn giai đoạn hiện nay chịu nhiều áp lực ngoài mối lo về dịch bệnh, còn khó khăn vì giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá lợn hơi xuất chuồng ở mức thấp.
Vì vậy, nếu không đầu tư chăn nuôi khép kín, bài bản, rất dễ thua lỗ.
Gia đình anh đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín giúp điều chỉnh được nhiệt độ và phòng, chống dịch bệnh; đồng thời duy trì và phát triển đàn lợn nái nhằm bảo đảm lượng con giống cho chăn nuôi lợn thịt.
Tình hình như hiện nay, những trang trại chăn nuôi lớn như gia đình anh tự cung cấp được con giống thì còn có lãi chút ít, những hộ phải đi mua lợn giống ở ngoài thì sẽ bị lỗ.
Trang trại của gia đình anh Nguyễn Công Chung Nhận, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng luôn duy trì khoảng 200 lợn nái và 1.000 lợn thịt; mỗi tháng tiêu thụ khoảng 80 tấn cám, giá cám tăng nên chi phí chăn nuôi cũng tăng thêm hơn 100 triệu đồng khiến cho sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Anh Nguyễn Công Chung Nhận chia sẻ, năm 2021 giá lợn hơi bắt đầu giảm từ 90.000 đồng/kg đến giờ còn khoảng từ 63.000 - 65.000 đồng/kg. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, các đại lý cung cấp cám liên tục tăng giá, hiện giá cám đã tăng thêm 50.000 đồng/bao, có những loại tăng 70.000 đồng/bao.
Chi phí cho 1 con lợn đến ngày xuất chuồng (100 kg/con) riêng thức ăn đã ở mức 3 triệu đồng, tăng khoảng 500 nghìn đồng, cộng với tiền giống, điện nước, thuốc thú y đã lên đến hơn 6 triệu đồng.
Với những hộ chăn nuôi không tự chủ động được con giống phải mua thì gần như hòa vốn, nếu rủi ro hao hụt trong quá trình nuôi thì thua lỗ. Gia đình đang cân nhắc trong việc tái đàn, tuy nhiên, gia đình đã đầu tư số vốn lớn cho chuồng trại nên bắt buộc vẫn phải tiếp tục duy trì sản xuất. Rất mong các cơ quan chức năng có những chính sách giúp hạ thấp giá thức ăn để người chăn nuôi yên tâm sản xuất.