Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Phú Thọ giá lợn hơi hôm nay giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống mức 69.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Hưng Yên giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức cao nhất toàn miền 70.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Nam, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Ninh Bình giá lợn hơi hôm nay ở mức 67.000 - 69.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Lào Cai, Bắc Giang giá lợn hơi được thu mua với mức thấp 64.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 64.000 - 70.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Trị, Huế giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức cao nhất cả nước 72.000 đồng/kg.
Tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận giá lợn hơi được thu mua với mức 68.000 - 69.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Bình Định, Bình Thuận giá lợn hơi hôm nay ở mức 67.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 65.000 - 72.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Hậu Giang giá lợn hơi hôm nay báo tăng 1.000 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 68.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi so với hôm qua. Tại tỉnh Đồng Tháp giá lợn hơi hôm nay ở mức 70.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Long An, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, An Giang, Bình Dương, Sóc Trăng, Bình Phước, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Vũng Tàu giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức 68.000 - 69.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu giá lợn hơi hôm nay ở mức 67.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam đang dao động trong khoảng từ 67.000 - 70.000 đồng/kg.
Theo ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, việc các quán ăn, nhà hàng, trường học... tại TP Hồ Chí Minh đóng cửa đã khiến lượng tiêu thụ thịt lợn giảm mạnh.
"Chi phí đầu vào cao, giá đầu ra lại thấp khiến nhiều hộ chăn nuôi tại thủ phủ Đồng Nai chủ động giảm đàn" - ông Đoán nói.
Ông Trần Quý Thuận - hộ chăn nuôi lợn ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) cho biết, từ năm 2017, ông đã đầu tư chăn nuôi trại lạnh để đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học, hạn chế các rủi ro trước dịch bệnh. Thế nhưng, khi đã giải quyết được vấn đề dịch bệnh thì từ cuối năm 2020 đến nay, ông Thuận phải đối mặt với tình trạng giá cám và cả giá con giống tăng mạnh.
Trước đây, trại của ông có gần 100 lợn nái và trên 600 lợn thịt. Hiện tại, ông Thuận đã chủ động giảm đàn, chỉ còn trên 100 con lợn thịt. Việc nuôi lợn nái ở trại ông Thuận cũng chỉ cầm chừng, đủ cung cấp con giống cho trại với số lượng hạn chế.
Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, việc nhiều hộ chăn nuôi giảm đàn có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu sản phẩm thịt lợn trong thời gian tới.
Ông Trương Chí Thiện - Tổng Giám đốc Công ty Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt nhận định: "Khi dịch Covid-19 được kiểm soát, sức mua tăng, việc thiếu hụt nguồn cung thịt lợn, thịt gà... là điều chắc chắn, thậm chí có thể thiếu trầm trọng".
Dù có thể dự báo trước được điều này, Vĩnh Thành Đạt và các doanh nghiệp chăn nuôi khác gần như không còn sức để đầu tư tái đàn hay tăng đàn.
Ông Thiện phân tích, có hai yếu tố khiến doanh nghiệp không thể tái đàn trong thời điểm hiện nay. Thứ nhất là sau thời gian dài vật lộn với nhiều khó khăn của ngành chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp hiện đã đuối sức.
Thứ hai, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến cả doanh nghiệp và người chăn nuôi không yên tâm tăng đàn.