Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ giá lợn hơi hôm nay (6/6) được thu mua với mức cao nhất toàn miền 70.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Nam, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Ninh Bình giá lợn hơi hôm nay ở mức 67.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi hôm nay 6/6/2021: Biến động từ 1.000 - 3.000 đồng/kg. (Ảnh: Internet) |
Còn tại tỉnh Lào Cai, Bắc Giang giá lợn hơi được thu mua với mức thấp 64.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 64.000 - 70.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế giá lợn hơi hôm nay đang ở lần lượt 72.000 đồng/kg và 75.000 đồng/kg.
Tại Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận giá lợn hơi được thu mua với mức 68.000 - 69.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Bình Định, Bình Thuận giá lợn hơi hôm nay ở mức 67.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Đồng Tháp giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức 70.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Long An, Đồng Nai, Hậu Giang, Tây Ninh, Cần Thơ, An Giang, Bình Dương, Sóc Trăng, Bình Phước, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Vũng Tàu giá lợn hơi hôm nay ở mức 68.000 - 69.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức 67.000 đồng/kg.
Còn tỉnh Vĩnh Long giá lợn hơi hôm nay đang ở mức thấp nhất toàn miền 65.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam đang dao động trong khoảng từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, dù giá lợn hơi giảm đáng kể, nhưng giá thịt lợn tại chợ và siêu thị vẫn ở mức cao, người chăn nuôi và người tiêu dùng chịu thiệt thòi, trong khi khâu trung gian lại đang hưởng lãi lớn.
Để giải quyết được bài toán này, cần xây dựng chuỗi cung ứng thịt heo từ sản xuất đến tiêu thụ. Việc xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm đưa các sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng. Đây cũng là con đường ngắn nhất thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.
Theo đó, Bộ NN&PTNT đã hỗ trợ các doanh nghiệp lớn như Masan với hai nhà máy ở Hà Nam và Long An; Ba Huân; Dabaco; Greenfeed; Rapfa; Xuân Trường xây dựng các chuỗi thực phẩm lớn.
Khi các chuỗi này phát huy hiệu quả theo đúng kế hoạch, việc rút ngắn các khâu trung gian từ chăn nuôi đến vận chuyển, giết mổ, sơ chế, tiêu thụ, lợi ích sẽ được chia sẻ với các đối tượng trong chuỗi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.