Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam giá lợn hơi hôm nay ở mức 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Tuyên Quang, Hà Nội giá lợn hơi được thu mua với mức 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 60.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình giá lợn hơi hôm nay ở mức 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Các địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá lợn hôm nay được thu mua với mức 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đắk Lắk giá lợn hơi hôm nay ở mức thấp nhất toàn miền 57.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 57.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu giá lợn hơi hôm nay đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg lên 56.000 đồng/kg. Tương tự, tại Kiên Giang giá lợn cũng tăng 1.000 đồng/kg lên mức 58.000 đồng/kg.
Ngược lại, tại TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh giá lợn hơi đồng loạt giảm mạnh 4.000 đồng/kg xuống mức 58.000 đồng/kg. Tỉnh Tiền Giang giảm 3.000 đồng/kg xuống 55.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre giá lợn hôm nay giảm 2.000 đồng/kg xuống lần lượt 54.000 đồng/kg và 58.000 đồng/kg.
Còn tại thủ phủ chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, Cần Thơ giá lợn hơi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống mức 53.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg.
Các địa phương như Bình Phước, Bình Dương, Long An giá lợn hơi hôm nay đi ngang, hiện ở mức 61.000 - 62.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức thấp 55.000 - 58.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 53.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới
Ông Dương Tất Thắng - Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi - cho biết, trong tháng 6/2021, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã có xu hướng giảm so với tháng 5/2021. Cụ thể, giá ngô giảm 5,2%; khô dầu đậu tương giảm 2,5%; cám mì giảm 2,6%; DDGS giảm 1,0%. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng khoảng 2% so với tháng 5/2021.
Những ngày đầu tháng 7/2021, giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính tiếp tục giữ xu hướng giảm, cụ thể: ngô giảm 2,0%, khô dầu đậu tương giảm 1,7%, cám mì giảm 0,6%, DDGS giảm 1,9%. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm vẫn tăng so với tháng 6/2021 (mức tăng từ 1,7 đến 2,0%).
Cục Chăn nuôi cho biết, nguyên nhân do hiện tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn đang phải sử dụng nguyên liệu được mua với giá cao từ các tháng trước. Việc này sẽ có đỗ trễ từ 1- 1,5 tháng.
"Xu hướng giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn tăng khoảng 5% trong tháng 7/2021, các doanh nghiệp lấy lý do nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hạ nhưng chưa về đến kho của doanh nghiệp", ông Dương Tất Thắng cho hay
Dù giá nguyên liệu đầu vào đã hạ, tuy nhiên, theo ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, dự báo giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính có thể tăng trong thời gian tới do các thông tin về tồn kho vụ cũ và diện tích trồng ngô, đậu tương vụ mới của Mỹ đều thấp hơn dự kiến; đồng thời do nhu cầu ngô sản xuất ethanol của Mỹ tăng cao dẫn tới hạn chế nguồn cung ngô dùng cho chăn nuôi. Do đó, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước có thể còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, dự kiến có 2 đợt tăng với tổng mức tăng khoảng 5%.
"6 tháng cuối năm, ngành chăn nuôi sẽ vẫn khó, giá thức ăn nguyên liệu vẫn sẽ duy trì ở mức ổn định chứ chưa giảm nhanh được", ông Tống Xuân Chinh cho hay.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi giá lợn hơi trong nước tiếp tục xu hướng giảm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là của các nông hộ. Ông Tống Xuân Chinh cho biết, với giá lợn giống từ 2,5 - 3,5 triệu đồng/con, cùng với việc giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá bán giảm khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không có lãi, thậm chí thua lỗ. Trong khi đó, đối với chăn nuôi trang trại khép kín chuỗi giá trị từ con giống, thức ăn, giết mổ đến phân phối thị trường vẫn tồn tại và có lãi. Mặc dù khó khăn này chỉ là tạm thời, nhưng điều đó sẽ ảnh hưởng tới quá trình chăn nuôi, làm chậm lại nỗ lực khôi phục đàn lợn.