Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá lợn hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống 46.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Hưng Yên, Hà Nội giá lợn hơi đi ngang, hiện được thu mua với mức 48.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 46.000 - 48.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận giá lợn hơi ở mức 47.000 - 48.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Quảng Trị giá lợn hơi được thu mua với mức thấp nhất toàn miền 45.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 45.000 - 48.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai, giá lợn hơi báo tăng 2.000 đồng/kg lên mức 49.000 đồng/kg.
Ngược lại, tại tỉnh Bến Tre giá lợn hơi lại giảm 2.000 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 48.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Vũng Tàu giá lợn hơi ở mức 47.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang giá lợn hơi được thu mua với mức 45.000 - 46.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 45.000 - 49.000 đồng/kg.
Trong vài ngày, giá lợn hơi tăng mạnh, từ đáy 30.000-35.000 đồng/kg bật lên đến 53.000 đồng/kg. Nhưng xu hướng tăng không duy trì được lâu khi từ ngày 27/10, giá lại có xu hướng chững lại và giảm.
Hai yếu tố mà ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai đưa ra để lý giải chuyện giá lợn tăng trong thời gian vừa qua là nhu cầu mua lợn tại các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc tăng mạnh, và thay đổi thông tin lượng tồn kho. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 25/10 đã khẳng định chỉ có 1,5 triệu con lợn sống đang tồn tại chuồng nuôi, thay vì mức 8 triệu như báo chí đưa trước đó.
"Lý do tăng rồi giảm là lượng lợn tồn vẫn còn và tiêu thụ có nhích lên nhưng chưa được bao nhiêu. Nhu cầu các bếp ăn công nghiệp cho công nhân có nhưng chưa nhiều", ông Đoán chia sẻ thêm. Thực tế tiêu thụ ở Đồng Nai cũng cho thấy mức độ còn thấp, khiến giá không thể giữ được đà tăng.
Theo các chuyên gia, diễn biến giá lợn trong thời gian tới khó dự đoán và dịch bệnh cho đàn cũng là vấn đề cần quan tâm. Trước biến động của thị trường, khuyến cáo được đưa ra là nông dân nên thận trọng với việc nhập lợn để tái đàn. Về chuyện nhập khẩu, Việt Nam có đàn lợn lớn nên cần bám sát thị trường, không nên nhập khẩu nhiều quá mà cần tlợn nhu cầu thị trường.