Giá lợn hơi ngày 20/7/2021: Cả 3 miền tiếp tục giảm 1.000 - 4.000 đồng/kg

Minh Anh/Tieudung.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá lợn hơi hôm nay 20/7, trên cả 3 miền tiếp tục giảm 1.000 - 4.000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 51.000 - 64.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang giá lợn hơi báo giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg xuống mức 57.000 đồng/kg.
Các địa phương như Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình giá lợn hơi hôm nay đi ngang, hiện được thu mua với mức 58.000 - 59.000 đồng/kg.
Còn tại Hà Nội, Tuyên Quang giá lợn hơi hôm nay đang ở mức thấp 56.000 đồng/kg và 57.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 59.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi ngày 20/7/2021: Cả 3 miền tiếp tục giảm 1.000 - 4.000 đồng/kg. (Ảnh: Internet)

Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Bình giá lợn hơi giảm mạnh 3.000 đồng/kg xuống 62.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Huế giá lợn hơi ở mức 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghê An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận giá lợn hơi được thu mua với mức 57.000 - 59.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Định, Lâm Đồng giá lợn hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 55.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Tương tự 2 miền trên, giá lợn hơi tại miền Nam tiếp tục giảm so với hôm qua. Theo đó, tại tỉnh Long An giá lợn giảm mạnh 4.000 đồng/kg xuống 58.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau giá lợn hơi hôm nay đồng loạt giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 54.000 đồng/kg. Tương tự, tỉnh An Giang giá lợn hơi cũng báo giảm 2.000 đồng/kg xuống 55.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng giá lợn hơi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống 54.000 đồng/kg. Tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long giá lợn hôm nay giảm 1.000 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 56.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi so với hôm qua. Tại tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp giá lợn hơi ở mức 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vũng Tàu giá lợn hôm nay được thu mua với mức thấp 51.000 - 52.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 58.000 đồng/kg.
Dự báo, giá lợn hơi sẽ tăng nhẹ trở lại
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong tháng 6 Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt trên 26.000 tấn, trị giá 38,68 triệu USD, giảm 9,5% về lượng và giảm9,2% về trị giá so với tháng 5.
Tuy nhiên, nếu xét riêng mặt hàng thịt lợn kim ngạch nhập khẩu trong tháng 6 lại tăng trên 50%. Cụ thể, trong tháng 6 Việt Nam đã nhập khẩu thịt lợn đã qua giết mổ đạt 678 tấn, trị giá 1,03 triệu USD,tăng 50,4% về lượng và tăng 50,7% về trị giá so với tháng 5. Giá nhập khẩutrung bình đạt 1.524 USD/tấn, tăng 0,1% so với tháng 5.
Về chăn nuôi trong nước, theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), công tác tái đàn của địa phương trên cả nước đạt 86% so với trước khi xảy ra dịch năm 2019. Hiện tổng đàn lợn cả nước đạt 27 triệu con, sản lượng thịt hơi đạt 2 triệu tấn.
Theo đại diện Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá lợn hơi giảm mạnh trong hơn 1 tháng qua không chỉ do nguồn cung ổn định, mà chủ yếu do khâu lưu thông, tiêu thụ đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Theo dự báo, giá lợn hơi có thể sẽ tăng khi khâu lưu thông, tiêu thụ bình thường trở lại, dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, trước tình hình giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Cục Chăn nuôi khuyến cáo bà con về giải pháp chăn nuôi tránh rủi ro dịch bệnh cũng như là ổn định giá cả khi thị trường biến động.
Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNN cho biết: "Muốn chăn nuôi có hiệu quả, trước tiên ta phải chăn nuôi theo chuỗi mới tránh được rủi ro. Trong bối cảnh như hiện tại, nếu sản xuất theo chuỗi sẽ chủ động được nguồn cung, có kế hoạch sản xuất. Trên cơ sở đó, ta phải tận dụng nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước để giảm giá thành, muốn như vậy ta phải chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn".