Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên giá lợn hơi báo giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 47.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình giá lợn hơi đồng loạt giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống mức 48.000 đồng/kg và 49.000 đồng/kg.
Tương tự, tại tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang giá lợn hơi cũng tăng 1.000 đồng/kg lên 46.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại như Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá lợn hơi đi ngang, hiện được thu mua với mức 48.000 - 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 46.000 - 49.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa giá lợn hơi giảm 2.000 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 48.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Nghệ An giá lợn hơi giảm 1.000 đồng/kg xuống mức lần lượt là 48.000 đồng/kg, 49.000 đồng/kg và 50.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận giá lợn hơi ở mức 48.000 - 49.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Quảng Bình giá lợn hơi được thu mua với mức 47.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 47.000 - 50.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Tương tự 2 miền trên, giá lợn hơi tại miền Nam cũng giảm so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Bạc Liêu giá lợn hơi giảm 2.000 đồng/kg xuống 48.000 đồng/kg.
Tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Long An giá lợn hơi báo giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống 49.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Cần Thơ giá lợn hơi được thu mua với mức cao nhất toàn miền 50.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng giá lợn hơi ở mức 48.000 - 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 48.000 - 50.000 đồng/kg.
Từ 4 triệu hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ giảm xuống dưới 2 triệu hộ
Tại Hội nghị Tổng kết Ngành chăn nuôi 2021, ông Nguyễn Văn Trọng - nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết dưới tác động của dịch tả lợn châu Phi và đại dịch Covid-19 trong suốt 3 năm qua, số nông hộ nuôi lợn giảm hơn một nửa, từ 4 triệu hộ xuống dưới 2 triệu hộ.
Các nông hộ nuôi lợn hiện chiếm tỷ trọng khoảng 40%, còn lại là trang trại và doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn.
Việc không đủ điều kiện đảm bảo an toàn sinh học trong thời điểm dịch tả lợn châu Phi bùng phát, trong khi chưa có vắc xin dẫn đến lợn chết hàng loạt, nhiều hộ bỏ chuồng.
Sang năm 2021, nhu cầu thịt lợn giảm sút khi hàng loạt tỉnh giãn cách cách xã hội các nhà hàng, bếp ăn tập thể buộc phải đóng cửa. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng bị đứt đoạn gây nên tình trạng dư cung, lợn quá lứa tồn đọng nhiều. Giá lợn hơi giảm sâu tới hơn một nửa so với đầu năm.
Thậm chí có thời điểm giá lợn hơi giảm xuống còn 30.000 đồng/kg, dưới giá thành chăn nuôi. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi tăng đột biến, khoảng 36%. Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ do thiếu vốn, kiệt quê và không thể tiếp tục tái đàn.
Mặc dù vậy, tổng sản lượng lợn trong cả năm vẫn tăng trưởng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng thịt lợn năm 2021 tăng 6% đạt 3,8 triệu tấn so với năm ngoái.
Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Văn Trọng cho biết, mặc dù số lượng nông hộ giảm mạnh, sản lượng vẫn tăng bởi vừa qua các doanh nghiệp và trang trại lớn đẩy mạnh sản xuất để bù đắp sản lượng giảm sút.
Các doanh nghiệp với thế mạnh về nguồn vốn kèm theo đủ điều kiện đảm bảo an toàn sinh học, chăn nuôi theo chuỗi đã duy trì được đàn lợn. Một số ông lớn trong ngành có cả hệ thống phân phối riêng và nhà máy chế biến sản phẩm từ thịt giúp tiêu thụ lợn hơi tốt hơn.
"Những trang trại hoàn toàn đủ khả năng để bù đắp được sự thiếu hụt. Riêng 16 doanh nghiệp lớn chiếm khoảng 23% tổng đàn lợn thịt", ông Nguyễn Văn Trọng nói.
Để phát triển bền vững trong thời gian tới, các hộ chăn nuôi nhỏ cần liên kết theo chuỗi và đảm bảo an toàn sinh học.
"Các hộ có thể chăn nuôi theo chuỗi liên kết ngang, thành lập hợp tác xã, tổ nhóm thì mới có thể tránh được rủi ro. Ngoài ra tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẵn có để giảm thiểu giá thành sản xuất", ông Nguyễn Văn Trọng nhận định.
Ngoài ra, các địa phương tập trung phát triển 3 phân khúc giống. Đầu tiên là giống chất lượng cao, chủ yếu phục vụ nhóm tiêu dùng có thu nhập cao. Thứ hai là giống năng suất tốt, dùng cho phân khúc chăn nuôi quy mô lớn cho cả trong nước và xuất khẩu. Phân khúc cuối cùng là vừa năng suất và vừa có chất lượng.