Giá lợn hơi ngày 3/2/2022: Tăng nhẹ, miền Bắc có giá cao nhất cả nước

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lợn hơi ngày 3/2, trên 2 miền Bắc - Nam tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, trong khi miền Trung đi ngang so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 55.000 - 59.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên giá lợn hơi báo tăng 1.000 đồng/kg lên mức 59.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại Hà Nội giá lợn hơi được thu mua với mức 59.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định giá lợn hơi ở mức 58.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Dương giá lợn hơi ở mức 57.000 đồng/kg.

Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 57.000 - 59.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên

Cụ thể, tại tỉnh Nghệ An, Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk giá lợn hơi được thu mua với mức 58.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, lâm Đồng, Ninh Thuận giá lợn hơi ở mức 56.000 - 57.000 đồng/kg.

Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 58.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Nam

Cụ thể, tại tỉnh Bạc Liêu giá lợn hơi tăng 2.000 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 58.000 đồng/kg. Còn giá lợn hơi tại tỉnh Tiền Giang tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên 55.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An giá lợn hơi ở mức 57.000 đồng/kg.

Các địa phương như TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Vũng Tàu, Bến Tre, Sóc Trăng giá lợn hơi được thu mua với mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.

Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 55.000 - 58.000 đồng/kg.

Giá lợn đang tăng trở lại khi nhu cầu tiêu thụ được đẩy mạnh trong vài tuần qua. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành chăn nuôi trong suốt một năm vừa qua khi giá lợn hơi liên tục lao dốc và thậm chí còn có thời điểm rớt xuống dưới 40.000 đồng/kg do nguồn cung dư thừa, lợn quá lứa tồn đọng với số lượng lớn. Lo ngại về đầu ra tạm thời được xoa dịu nhưng chi phí nhập khẩu nguyên liệu vẫn liên tục tạo sức ép lên các doanh nghiệp nội địa khi giá nông sản thế giới đều đang đà tăng mạnh.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, các mặt hàng nông sản được giao dịch dịch liên thông với thế giới qua Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam đều đồng loạt nhảy vọt lên các mức giá mới. Giá khô đậu tương tăng trong phiên thứ 5 lên lên 480 USD/tấn và đạt mức cao nhất kể từ tháng 5 năm ngoái. Hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 3 cũng tăng lên 250 USD/tấn, cao hơn 1,4% so với phiên trước đó.

Đậu tương và ngô là 2 loại nông sản mà Việt Nam nhập khẩu khối lượng rất lớn hàng năm để phục vụ cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chính vì thế giá 2 mặt hàng này tăng lên ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí và mức tăng mạnh trong 2 tuần qua đã tạo áp lực lên lợi nhuận của ngành chăn nuôi bất chấp giá thịt lợn hồi phục.

Kể từ tháng 11 năm ngoái cho tới nay, khi thông tin về hạn hán quay trở lại 2 quốc gia sản xuất nông sản chính ở trên thế giới, Argentina và Brazil, giá các mặt hàng đã bước vào đà tăng mạnh trở lại. Nắng nóng nghiêm trọng đã làm chất lượng ngô và đậu tương lao dốc so với giai đoạn đầu niên vụ nhưng thiệt hại vẫn chưa dừng lại ở đây. Khoảng thời gian hạn hán tồi tệ nhất đã qua khi lượng mưa lớn quay trở lại một số khu vực nhưng lại gây ra lũ lụt cục bộ và dẫn đến việc đậu tương bị ẩm quá mức.

Các tổ chức lớn đã liên tiếp cắt giảm dự báo về nguồn cung của Nam Mỹ niên vụ 2021/2022. Mới đây, hãng tư vấn StoneX đã điều chỉnh dự báo sản lượng đậu tương của Brazil về mức 126,5 triệu tấn, thấp hơn so với mức 134 triệu tấn trong báo cáo trước.

Trong Báo cáo cung-cầu tháng 1, sản lượng đậu tương niên vụ 2021/2022 của Brazil đang được Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo ở mức 139,0 triệu tấn, sau khi đã cắt giảm 5 triệu tấn từ mức trong báo cáo tháng 12. Thiệt hại vẫn chưa thể thực sự được đánh giá chính xác cho tới khi thu hoạch kết thúc, nhưng mức cắt giảm mạnh của StoneX và chênh lệch tới 12,5 triệu tấn so với USDA cho thấy rằng những ảnh hưởng thực tế có thể còn nghiêm trọng hơn so với những lo ngại ban đầu.