Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá lợn hơi ngày 3/9/2021: Tiếp tục giảm, người nuôi “thắt ruột” bán lỗ

Minh Anh/Tiêu dùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lợn hơi ngày 3/9, trên cả 3 miền tiếp tục biến động 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 50.000 - 55.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên giá lợn hơi đồng loạt báo giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 50.000 đồng/kg và 51.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Phú Thọ giá lợn hơi hôm nay giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 51.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Yên Bái, Hà Nội, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nam giá lợn hơi ở mức 51.000 - 52.000 đồng/kg.
 Giá lợn hơi ngày 3/9/2021: Lợn hơi tiếp tục giảm, người nuôi ''thắt ruột'' bán lỗ. Ảnh: Đỗ Khải
Tại tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình giá lợn hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 50.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Nghệ An giá lợn hơi báo tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 53.000 đồng/kg.
Ngược lại, giá lợn hơi tại tỉnh Quảng Nam, Lâm Đồng lại giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 52.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi so với hôm qua. Tại tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Ninh Thuận giá lợn hơi đang ở mức 54.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa, Bình Thuận, Thanh Hóa giá lợn hơi được thu mua với mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Định giá lợn hơi ở mức thấp nhất toàn miền 50.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 50.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, toàn miền có duy nhất tỉnh An Giang giá lợn hơi giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 52.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp giá lợn hơi được thu mua với mức 54.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Vũng Tàu giá lợn hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Còn tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai, Hậu Giang giá lợn hơi đang ở mức thấp 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 55.000 đồng/kg.
lợn hơi tiếp tục giảm, người nuôi “thắt ruột” bán lỗ
Gia đình ông Mai Quang Vụ (trú tại tổ 3 phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái) chăn nuôi với quy mô 100 con lợn thịt. Cách đây hai tuần, gia đình ông Vụ đã xuất bán 1 tấn lợn hơi với giá 54.000 đồng/kg. Cộng các chi phí từ con giống đến thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y cũng như công chăm sóc... thì bị lỗ khoảng 90.000 đồng/1 con.
Hiện gia đình ông Vụ còn khoảng 60 con lợn thịt sắp đến thời điểm xuất chuồng. Dù biết lỗ, nhưng gia đình xác định cũng vẫn phải bán, vì càng để, giá lợn càng xuống; trong khi đó, giá thức ăn vẫn đang có chiều hướng tăng mạnh. Theo ông Vụ, từ đầu năm đến nay đã 8 - 9 lần thức ăn chăn nuôi tăng giá. Cứ đà này, người chăn nuôi cầm chắc thua lỗ.
“Một bao cám giá tăng 90.000 đồng thì nuôi đời một con lợn sẽ hết thêm 900.000 đồng nữa. Thế mà giá lợn thì tụt, chăn nuôi bây giờ cực kỳ khó” - ông Vụ nói.
Gia đình ông Nguyễn Văn Biền, thôn Thanh Giang, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái hiện có hơn 20 con lợn thịt, chỉ hơn hai tuần nữa là đạt trọng lượng khoảng 100 kg mỗi con. Theo ông Biền, gia đình mới tái đàn được lứa lợn thứ 2 sau dịch tả lợn châu Phi, giờ giá lợn xuống thấp, thức ăn lại tăng giá nên gặp nhiều khó khăn.
“Vẫn phải xuất bán vì con lợn đến thời điểm đẫy rồi thì nuôi nữa nó cũng không lớn. Mà theo chiều hướng này thì việc lợn thịt lên giá sẽ khó. Người chăn nuôi phải chấp nhận, lỗ cũng phải bán” - ông Biền chia sẻ.
Nhiều hộ chăn nuôi ở Yên Bái cho biết, họ mua lợn giống vào thời điểm khan hiếm nguồn cung nên rất đắt, trung bình mỗi con trên dưới 2 triệu đồng. Chăn nuôi vất vả mấy tháng trời với hy vọng gỡ gạc lại sau “bão giá” và dịch tả lợn châu Phi, nhưng nay hy vọng tan biến vì giá lợn hơi thấp quá, chỉ khoảng 50.000 đồng/kg.
Trong khi giá thức ăn chăn nuôi từ cuối năm 2020 đến nay đã điều chỉnh tăng liên tục. Vì vậy, người chăn nuôi cũng trong phạm vi cầm chừng hơn, duy trì đầu đàn hiện có chứ không phát triển mở rộng thêm.