Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá lợn hơi ngày 30/11/2021: Bất ngờ tăng mạnh đến 9.000 đồng/kg

Minh Anh (TH)/Tieudung.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá lợn hơi ngày 30/11, trên cả 3 miền đồng loạt tăng mạnh từ 1.000 - 9.000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng từ 45.000 - 50.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang giá lợn hơi bất ngờ tăng mạnh 9.000 đồng/kg lên mức cao nhất cả nước 50.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ giá lợn hơi báo tăng 7.000 - 8.000 đồng/kg lên 49.000 đồng/kg.
Tại Hà Nội, Vĩnh Phúc giá lợn hơi đồng loạt tăng 6.000 đồng/kg lên mức 47.000 đồng/kg và 50.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nam Định giá lợn hơi tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg, hiện được thu mua với mức lần lượt 45.000 đồng/kg, 46.000 đồng/kg và 47.000 đồng/kg. Tỉnh Ninh Bình tăng 3.000 đồng/kg lên 48.000 đồng/kg.
Các địa phương như Hà Nam, Thái Bình giá lợn hơi tăng nhẹ 2.000 đồng/kg lên 47.000 đồng/kg. Tương tự, giá lợn hơi tại tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên cũng tăng 2.000 đồng/kg lên mức 45.000 đồng/kg và 46.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 45.000 - 50.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi ngày 30/11/2021: Bất ngờ tăng mạnh đến 9.000 đồng/kg. Ảnh: Đỗ Khải

Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Ngãi giá lợn hơi đồng loạt tăng 4.000 đồng/kg lên mức 48.000 đồng/kg. Tại tỉnh Quảng Bình giá lợn cũng tăng 4.000 đồng/kg lên 47.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Nghệ An, Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận giá lợn hơi tăng 3.000 đồng/kg lên mức 47.000 - 49.000 đồng/kg.
Tương tự, giá lợn hơi tại tỉnh Thừa Thiên Huế cũng báo tăng 3.000 đồng/kg lên 45.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận giá lợn hơi tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg lên mức 46.000 đồng/kg.
Toàn miền có duy nhất tỉnh Đắk Lắk giá lợn hơi đi ngang, hiện được thu mua với mức 47.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 45.000 - 49.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng giá lợn hơi tăng 4.000 đồng/kg lên mức 48.000 đồng/kg. Tương tự, tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh giá lợn hơi cũng tăng 4.000 đồng/kg lên 47.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại như Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vũng Tàu, Bạc Liêu giá lợn hơi tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg lên mức 47.000 - 48.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre giá lợn hơi hôm nay đồng loạt tăng lên 46.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 46.000 - 48.000 đồng/kg.
Người dân ngóng vaccine dịch tả lợn châu Phi
Sau 2 năm xuất hiện, dịch tả lợn châu Phi đã khiến cho nông dân, doanh nghiệp chăn nuôi điêu đứng. Nhưng vaccine phòng bệnh vẫn chưa hoàn thiện... trong khi đây được coi là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để ứng phó với dịch bệnh này.
Hiện nay, đang là những tháng cận kề Tết Nguyên đán càng khiến cho việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng mạnh, dịch bệnh cũng vì vậy mà dễ lây lan hơn. Mặc dù rất được chờ đợi nhưng vaccine ngừa dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa chính thức được hoàn thiện và cung cấp tới tay nông dân.
Tháng 4/2021, đại diện Bộ NN&PTNT khẳng định với một số cơ quan báo chí, Công ty CP Thuốc thú y Trung ương - Naveco (Navetco có 65% vốn sở hữu nhà nước) sẽ đưa được vaccine dịch tả lợn châu Phi ra thị trường vào tháng 7 - 8. Tuy nhiên, đã gần hết tháng 11/2021 nhưng loại vacine rất cần thiết này vẫn chưa chính thức xuất hiện trên thị trường.
Mới đây nhất, ngày 21/11 Tập đoàn Dabaco có trụ sở tại Bắc Ninh (hoạt động đa ngành nghề, trong đó, lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm) đã tuyên bố, doanh nghiệp đang trên chặng cuối để hoàn thiện vaccine.
Mặc dù có "tin vui" sắp tới, nhưng nhiều doanh nghiệp chăn nuôi cũng như nông dân không thể ngồi đợi. Trong khi ấy, ông Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết, nhiều nông hộ và trang trại đã bỏ nghề chăn nuôi, chủ yếu do cạn vốn. Nếu không có vaccine đặc hiệu sớm, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lan rộng, sẽ càng nhiều người chăn nuôi kiệt quệ và số nông hộ và trang trại nuôi rời bỏ thị trường sẽ còn nhiều hơn trước.