Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá lợn hơi ngày 5/8/2021: Cả 3 miền tiếp tục đi ngang, thấp nhất 51.000 đồng/kg

Minh Anh/Tieudung.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá lợn hơi hôm nay 5/8, trên cả 3 miền tiếp tục đi ngang so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 51.000 - 56.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Thái Bình giá lợn hơi được thu mua với mức cao nhất toàn miền 56.000 đồng/kg.
Tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam giá lợn hơi ở mức 55.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Tuyên Quang giá lợn hơi đang ở mức thấp 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 51.000 - 56.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi ngày 5/8/2021: Cả 3 miền tiếp tục đi ngang, thấp nhất 51.000 đồng/kg. (Ảnh: Internet).

Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Nghệ An giá lợn hơi được thu mua với mức 56.000 đồng/kg.
Các địa phương như Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận giá lợn hơi ở mức 55.000 đồng/kg.
Còn tỉnh Quảng Bình giá lợn hơi ở mức thấp nhất toàn miền 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 53.000 - 56.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Tương tự 2 miền trên, giá lợn hơi tại miền Nam cũng đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Long An, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp giá lợn hơi ở mức 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vũng Tàu, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu giá lợn hơi được thu mua với mức 52.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 52.000 - 53.000 đồng/kg.
lợn hơi dưới giá thành sản xuất, hộ chăn nuôi có bỏ cuộc chơi?
Ông Tô Văn Chậm (ngụ ấp Thới Xuân, xã Trường Thắng, huyện Thới Lai) nuôi 16 con lợn, trong đó có một số sắp tới lứa bán. Thế nhưng, giá lợn hiện ở mức dưới giá thành sản xuất, còn giá thức ăn chăn nuôi lợn liên tục tăng cao nên ông lo nguy cơ bị thua lỗ.
Ông Chậm cho biết: "Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến giá cả đầu ra lợn hơi. Khoảng 1 tháng trở lại đây, giá lợn hơi chỉ còn 5,2 - 6 triệu đồng/tạ, với mức giá này những hộ dân tự sản xuất con giống và cho lợn ăn thêm bằng các loại thức ăn tự chế mới có thể kiếm lời. Những hộ chăn nuôi phải mua lợn giống và nuôi lợn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp hầu như bị lỗ vốn. Do vậy, người chăn nuôi lợn rất mong dịch bệnh Covid-19 sớm được khống chế, tạo điều kiện để giá lợn hơi phục hồi trở lại".
Theo nhiều hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn TP Cần Thơ, những tháng trước đây, chi phí tiền con giống ở mức từ 2 triệu đồng/con trở lên, cộng với tiền thức ăn gia súc, chi phí tiêm các loại vaccine và thuốc thú y khoảng 3,5 triệu đồng, tính ra giá thành chăn nuôi lợn đã ở mức 5,5 triệu đồng. Ðó là chưa kể tiền điện nước và công chăm sóc lợn. Hiện nay, giá lợn giống có giảm về mức 1,6 - 1,8 triệu đồng/con, nhưng giá thức ăn gia súc lại tăng rất mạnh nên giá thành chăn nuôi lợn không giảm mà còn có chiều hướng tăng, người dân vì vậy đang ngán ngại tái đàn lợn.
Anh Hồ Hoàng Long, chủ một trại chăn nuôi lợn (ở ấp Ðông Thạnh, xã Ðông Hiệp, huyện Cờ Ðỏ), nói: "Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cũng gây khó cho việc vận chuyển lợn đi tiêu thụ giữa các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tôi còn gần 100 con lợn con chưa tiêu thụ được. Với giá bán lợn con 1,6 triệu đồng/con (10kg), người sản xuất lợn giống đạt mức lời rất ít nên khó giảm giá thêm. Tôi dự tính, nếu lợn con bán không được giá, chắc phải giữ lại để nuôi thành lợn thịt luôn. Tuy nhiên, điều tôi lo lắng nhất là giá các loại thức ăn công nghiệp phục vụ chăn nuôi lợn đã tăng rất mạnh so với năm trước, người chăn nuôi gặp khó về vốn đầu tư và rủi ro cao".
Trong điều kiện hiện nay do những tác động chung bởi giá lợn giảm và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, duy trì trong thời gian dài càng làm cho người chăn nuôi khó có thể giữ được tổng đàn để chờ giá. Đồng thời nguyên nhân này cũng sẽ kéo theo tổng đàn lợn những tháng tiếp theo giảm xuống, khiến cho thị trường có thể thiếu hụt về sản lượng thịt lợn. Trong khi nhu cầu tiêu thụ về thịt lợn và các sản phẩm từ thịt vẫn có khả năng duy trì và có khả năng tăng lên sau khi dịch bệnh được khống chế. Nếu điều này xảy ra thì sự mất cân đối về cung cầu là điều không thể tránh khỏi, như vậy khi đó sẽ khiến giá thịt lợn tăng mạnh trở lại, tác động lên chỉ số giá tiêu dùng, góp phần vào xu hướng lạm phát chung.
Trước khó khăn này ngành nông nghiệp các tỉnh thành cần kịp thời quan tâm tìm giải pháp kéo giảm giá các loại thức ăn chăn nuôi. Ðồng thời, tăng cường các hoạt động kết nối cung - cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm với mức giá phù hợp trong điều kiện dịch bệnh để bà con mạnh dạn tái đầu tư phát triển sản xuất.