Giá lúa gạo hôm nay 22/8/2023 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng.
Theo đó, tại An Giang, theo cập nhật của Sở NN&PTNT giá lúa IR 504 ở mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; giá lúa OM 18 ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg, OM 5451 duy trì quanh mốc 7.600 - 7.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 có giá 7.200 - 7.600 đồng/kg; lúa Nhật cũng ổn định ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 13.000 đồng/kg.
Với lúa nếp, nếp Long An (tươi) ở mức 7.000 - 7.500 đồng/kg; giá nếp An Giang tươi ổn định ở mức 6.300 - 6.600 đồng/kg; nếp AG (khô) ở mức 7.700 - 7.900 đồng/kg; nếp Long An (khô) có giá 7.700 - 7.900 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm điều chỉnh giảm. Theo đó, giá gạo nguyên liệu dao động quanh mốc 12.300 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; gạo thành phẩm giảm 100 đồng/kg xuống còn 14.400 - 14.500 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 duy trì ổn định ở mức 11.800 đồng/kg; trong khi đó giá cám khô duy trì ổn định ở mức 7.600 đồng/kg.
Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo về ít, các bến vắng gạo. Các kho hỏi mua nhiều sau thời gian tạm ngưng nhưng khó mua được gạo. Giao dịch gạo tại các chợ đã sôi động hơn.
Tại Đồng Tháp, giá gạo nguyên liệu OM 380 tăng so với cuối tuần trước. Tại An Giang, các kho hỏi mua ổn định, nhà máy chào bán chậm do nguồn lúa về ít lại. Giá gạo thành phẩm duy trì ổn định. Trên thị trường lúa, giá lúa có xu hướng tăng trở lại.
Trên thị trường xuất khẩu gạo, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, chốt phiên giao dịch ngày 18/8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức 618 USD/tấn, giá gạo 5% tấm ổn định ở mức 628 USD/tấn là mức cao nhất thế giới,
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, nửa đầu tháng 8/2023, tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 456.768 tấn, với trị giá đạt trên 266 triệu USD. Điều này cho thấy, giá xuất khẩu gạo bình quân trong giai đoạn này là trên 582 USD/tấn, mức này đã tăng đáng kể so với con số 543 USD/tấn của tháng 7 và 534 USD/tấn của 7 tháng đầu năm nay.