Thay bao bì, hàng hết hạn quay lại thị trường
Thông tin từ BCĐ 389/TP Hà Nội cho thấy thủ đoạn và phương thức hoạt động của các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi, nhiều thủ đoạn mới, câu kết thành nhiều đường dây, ổ nhóm quy mô lớn. Nhằm trốn tránh kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng, hàng lậu tập trung tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên… rồi chia nhỏ chuyển vào Hà Nội tiêu thụ hoặc đưa tới các tỉnh, thành. Ngoài ra, do quy định thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa thông thoáng, nên dân buôn lậu trong quá trình kê khai hải quan thường kê không đúng số lượng, chủng loại, mã hàng hóa... Đáng chú ý, lợi dụng sự thiếu quan tâm của các DN trong bảo vệ thương hiệu, đối tượng buôn lậu đã đặt DN Trung Quốc sản xuất hàng giả mang thương hiệu Việt Nam hoặc nước ngoài, sau đó nhập lậu về Việt Nam tiêu thụ.Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hoài |
Bên cạnh đó, lợi dụng tâm lý thích hàng ngoại nhập của một bộ phận người tiêu dùng, một số đối tượng buôn lậu lén lút vận chuyển các mặt hàng ế thừa, cận date hoặc hết date như bánh kẹo, củ quả, gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm... do nước ngoài sản xuất vào Việt Nam tiêu thụ. Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Nguyễn Công San cho biết: Hiện tượng buôn lậu, tiêu thụ hàng tồn kho, hết hạn sử dụng không chỉ xuất hiện ở mặt hàng nhập ngoại mà ngay cả hàng sản xuất trong nước cũng trong tình trạng tương tự. “Qua kiểm tra điểm kinh doanh thực phẩm tại 695 Vũ Tông Phan (quận Thanh Xuân), lực lượng chức năng đã phát hiện thu giữ 200 gói thịt lợn xông khói thành phẩm và 60 kg vỏ bao bì nhãn mác của Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội. Tại cơ quan điều tra, đối tượng khai nhận đã mua lại sản phẩm hết hạn sử dụng sau đó đóng lại nhãn mác để bán ra thị trường.
Tăng cường trách nhiệmTheo BCĐ 389 TP Hà Nội, tình trạng buôn lậu, hàng giả tiếp tục diễn biến phức tạp do hệ thống văn bản pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn chồng chéo, chế tài không rõ ràng nên khó áp dụng trong quá trình phát hiệu, bắt giữ, điều tra và xử lý.Tại hội nghị, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên than phiền: Hiệu quả công tác chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ phụ thuộc rất lớn từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DN. Tuy nhiên, nền sản xuất Việt Nam còn chưa đủ mạnh, phần đông DN có quy mô vừa và nhỏ nên việc phối hợp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu với cơ quan chức năng chưa được DN chú trọng. Thiếu tướng Đinh Văn Toản - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội nêu rõ, thời gian gần đây số lượng hàng lậu là máy móc, thiết bị Nhật Bản đã qua sử dụng nhập lậu vào Việt Nam trị giá lên đến hàng trăm triệu USD. Để nhập lậu số lượng lớn như vậy dân buôn lậu đã lợi dụng kẽ hở văn bản về nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng của Bộ KH - CN để "nâng đời" cho nhiều loại máy hết hạn sử dụng vào Việt Nam. “Đáng chú ý, qua đấu tranh, Công an TP Hà Nội đã phát hiện việc dân buôn lậu không chỉ lợi dụng kẽ hở văn bản pháp luật mà còn có tình trạng cán bộ chống buôn lậu tiếp tay cho hoạt động này bằng cách xóa nhãn mác cũ, thay thế nhãn mới để đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam"- Thiếu tướng Đinh Văn Toản cho hay.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn - Trưởng ban BCĐ 389 Hà Nội yêu cầu: Từ nay đến cuối năm các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, vận chuyển, giết mổ gia cầm, rượu, thuốc lá, thức ăn đường phố… Đồng thời tăng cường phối hợp đồng bộ trong công tác đấu tranh, chống buôn lậu; Chủ động cung cấp thông tin, đề xuất kiểm tra theo lĩnh vực, ngành mình quản lý và cơ quan chủ trì, có sự tham gia phối hợp với các cơ quan chức năng khác. Phó Chủ tịch UBND TP khẳng định, các lực lượng chức năng cần xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực. Sẵn sàng điều chuyển, kiến nghị thay thế người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nếu để xảy gia tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả kéo dài, nghiêm trọng hay có biểu hiện bao che, dung túng cho buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại…Trong 6 tháng đầu năm 2017, các lực lượng chức năng TP Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra 19.057 vụ, xử lý 12.162 vụ, tăng 1.033 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, hàng cấm nhập lậu là 1.584 vụ, hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ là 892 vụ, gian lận thương mại 9,686 vụ, đã khởi tố hình sự 42 vụ đối với 48 bị can. Tổng thu nộp ngân sách 1.569,577 tỷ đồng, tăng 172,53 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. |