Giá thép xây dựng hôm nay 12/7: Giá thép trong nước tiếp tục ổn định

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá thép xây dựng hôm nay (12/7) tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định giá bán. Trên sàn giao dịch Thượng Hải chốt phiên giao dịch tăng lên mức 5.469 Nhân dân tệ/tấn.

Ngày làm việc đầu tuần, giá thép trong nước tiếp tục ổn định.

Giá thép tại miền Bắc
Tại thị trường miền Bắc tiếp tục duy trì giá bán ổn định, hiện dòng thép cuộn CB240 dao động từ 15.690 - 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.550 - 16.800 đồng/kg.
Với Tập đoàn Hòa Phát, thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, thép cuộn CB240 hiện duy trì ở mức 16.390 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.550 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.680 đồng/kg.
Thương hiệu thép Kyoei, hiện dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 16.700 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.690 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thị trường miền Trung tiếp tục duy trì giá bán, dòng thép cuộn CB240 có mức từ 16.190 - 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.040 - 17.150 đồng/kg.
Thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát, thép cuộn CB240 hiện mức 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá là 17.150 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Mỹ, hiện  thép cuộn CB240 có giá 16.190 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Tại thị trường miền Nam, dòng thép cuộn CB240 có giá từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.550 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.340 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, với thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Chốt phiên giao dịch, giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải đã tăng mạnh 124 Nhân dân tệ lên mức 5.469 Nhân dân tệ/tấn.
Tổng hợp số liệu cho thấy, trong nước, tháng 6/2021, sản lượng sản xuất thép thô của Tập đoàn Hòa Phát là 658.000 tấn, tăng 49% so với cùng kỳ.
Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 569.000 tấn, tăng 10%. Trong đó, thép cuộn cán nóng và thép xây dựng đều đạt 230.000 tấn mỗi loại. Ống thép đạt hơn 41.000 tấn, còn lại là tôn mạ và phôi thép.
Lũy kế 6 tháng, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất hơn 4 triệu tấn thép thô, tăng 55% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt gần 4,3 triệu tấn, tăng hơn 60% so với cùng kỳ. Thép xây dựng đạt 1,8 triệu tấn, tăng 22%. Lượng phôi thép phục vụ thị trường trong và ngoài nước là 608.000 tấn.
Qua 6 tháng, sản lượng thép cuộn cán nóng vượt 1,3 triệu tấn, ống thép ghi nhận 375.000 tấn, tăng 8%. Sản lượng tôn mạ của Hòa Phát tăng trưởng mạnh, đạt gần 160.000 tấn, cao gấp 2,8 lần so với cùng kỳ.
Tại một diễn biến khác, trong bối cảnh giá quặng sắt tăng lên mức cao chưa từng thấy do được thúc đẩy bởi sự phục hồi về nhu cầu thép toàn cầu, thị trường Trung Quốc đang xem xét tiềm năng thay thế hoặc bổ sung nguyên tố sắt trong sản xuất thép bằng thép tái chế, sau khi quốc gia này dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu đối với phế liệu sắt vào tháng 1/2021.
Với việc vượt qua mốc nửa đầu năm đối với phân loại mới cho thép tái chế, nhập khẩu phế liệu đã không gây áp lực lên giá quặng sắt đường biển do những hạn chế trong việc sử dụng lò oxy cơ bản, bên cạnh hiệu quả chi phí thấp và nguồn cung khan hiếm.
Tuy nhiên, phế liệu sắt chủ yếu được sử dụng trong quy trình lò điện hồ quang (EAF), một cách sản xuất thân thiện với môi trường, hơn là trong quy trình lò cao (BOF). Theo S&P Global Platts Analytics, công suất sản xuất thép EAF của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 17 triệu tấn/năm lên khoảng 198 triệu tấn/năm vào năm 2021, chiếm 15% tổng công suất thép thô của quốc gia này. Bên cạnh đó, mức tăng ròng trong công suất sản xuất thép EAF của quốc gia này ước tính sẽ vào khoảng 10 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2022 - 2023.
S&P Global Platts đưa tin, mặc dù nhập khẩu thép tái chế của Trung Quốc tăng ổn định, song những người tham gia thị trường kỳ vọng điều này sẽ không ảnh hưởng đến giá quặng sắt vào năm 2021 do quy mô và mức độ tăng trưởng vượt trội của thị trường này.