Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá thép xây dựng hôm nay 13/1: Tăng trên sàn giao dịch

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước tiếp tục duy trì bình ổn; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục tăng, đạt mức 4.490 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép xây dựng hôm nay 13/1, ghi nhận mức 4.490 Nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch Thượng Hải. (Ảnh: rivaacciaio)
Giá thép xây dựng hôm nay 13/1, ghi nhận mức 4.490 Nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch Thượng Hải. (Ảnh: rivaacciaio)

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát với 2 sản phẩm của hãng bao gồm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 16.410 đồng/kg.

Thép Việt Ý, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.360 đồng/kg; còn thép D10 CB300 có giá 16.310 đồng/kg.

Thép Việt Đức không có biến động. Cụ thể, thép cuộn CB240 ở mức 16.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.490 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Mỹ duy trì giá bán ổn định, dòng thép cuộn CB240 có giá 16.410 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 16.360 đồng/kg.

Thép Việt Sing với dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên giá ở mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 không có biến động, hiện có giá 16.240 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.190 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát bao gồm dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16.460 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 16.360 đồng/kg.

Thép Việt Đức bao gồm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 16.600 đồng/kg.

Thép Việt Mỹ gồm có dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên giá ở mức 16.210 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.110 đồng/kg.

Thép Pomina, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.550 đồng/kg; song song đó thép thanh vằn D10 CB300 duy trì giá bán 16.600 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát không có biến động trong hơn 2 tuần vừa qua. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.310 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.

Thương hiệu thép Tung Ho với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.

Thép Việt Mỹ, với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16.110 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.210 đồng/kg.

Thép Pomina, thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 vẫn đồng giá 16.600 đồng/kg kể từ ngày 30/12.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 92 Nhân dân tệ, lên mức 4.490 Nhân dân tệ/tấn.

Theo Reuters, giá than luyện cốc kỳ hạn của Trung Quốc trên sàn giao dịch Đại Liên (SCE) đã tăng vọt vào hôm thứ Tư (12/1) do được thúc đẩy bởi nhu cầu dự trữ tại các nhà máy thép trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu tương đối eo hẹp trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới.

Cụ thể, giá than luyện cốc kỳ hạn trên sàn DCE tăng 2,1% lên mức 2.310 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 363,03 USD/tấn). Đối với than cốc, giá kỳ hạn đã tăng 2,3% lên 3.210 Nhân dân tệ/tấn trong phiên và giảm 0,3% xuống mức 3.130 Nhân dân tệ/tấn vào lúc chốt phiên.

Dữ liệu của Công ty tư vấn SteelHome cho thấy, giá quặng sắt với hàm lượng 62% Fe giao ngay cho Trung Quốc tăng 1,5 USD lên 129 USD/tấn vào hôm thứ Ba (11/1).

Các nhà phân tích của Haitong Futures cho biết: “Nhu cầu về than cốc tương đối mạnh do tỷ lệ sử dụng tại các nhà máy phục hồi sau khi thành phố Đường Sơn dỡ bỏ cảnh báo khói bụi”.

Hiện tại, các nhà sản xuất thép đang tích trữ hàng hóa trong bối cảnh lo ngại về gián đoạn hậu cần do thời tiết bất lợi và tình hình đại dịch phức tạp.

Dữ liệu từ cơ quan thống kê cho thấy, giá nhập khẩu tại nhà máy của Trung Quốc đã tăng 10,3% trong tháng 12/2021, chậm lại so với tháng 11/2021, và không đạt được kỳ vọng của thị trường sau các biện pháp của chính phủ nhằm kiềm chế giá nguyên liệu thô cao.

Tại một diễn biến khác, chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục thực thi lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa khai thác thô như niken, bauxite, thiếc và đồng. Tổng thống Indonesia Jokowi khẳng định chính phủ sẽ tiếp tục thực thi lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa khai thác thô.

Trao đổi với các cơ quan truyền thông trong nước ngày 10/1, Tổng thống Jokowi cho biết: "Sau niken, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu bauxite, tiếp đến là thiếc và đồng”. Hiện, chính phủ đang hoàn thiện kế hoạch này và tiến tới chuẩn bị xây dựng các nhà máy luyện kim.

Tổng thống Indonesia nhấn mạnh rằng, Indonesia đã đạt thặng dư thương mại trong 19 tháng qua. Kết quả này xuất phát từ việc ngừng xuất khẩu niken.

Chính phủ Indonesia đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu quặng niken từ ngày 1/1/2020. Thặng dư thương mại hiện nay là 20,8 tỷ USD, trong khi đó xuất khẩu niken trước đó chỉ đạt 2 tỷ USD/năm.

Tổng thống Jokowi khẳng định chính sách này phải được thực hiện. Indonesia cần phát triển chính sách năng lượng hỗn hợp gồm thúc đẩy các dự án năng lượng mới và tái tạo kết hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có càng sớm càng tốt, nhằm tránh phụ thuộc vào việc xuất khẩu nguyên liệu thô, nhất là than đá.

Trước đó, ngày 1/1, chính phủ Indonesia đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu than đá nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước.