Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá thép xây dựng hôm nay 13/10: Trên sàn giao dịch tiếp tục giảm sâu

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hôm nay (13/10), giá thép trong nước vẫn duy trì đi ngang; còn trên sàn giao dịch Thượng quay đầu giảm xuống mức 5.470 Nhân dân tệ/tấn.

 Giá thép xây dựng hôm nay (13/10) trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục giảm sâu.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thép Hòa Phát từ ngày 6/10 duy trì đi ngang, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.510 đồng/kg. Tương tự, thép D10 CB300 có giá 16.610 đồng/kg.
Thép Việt Ý không có biến động, hiện 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; thép D10 CB300 hiện có giá 16.510 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ hiện 2 sản phẩm của hãng trong đó dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tiếp tục duy trì đồng giá 16.260 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức duy trì giá bán, với thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Thép Việt Sing từ ngày 28/9 tới nay không có thay đổi, với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.550 đồng/kg.
Thép Việt Nhật ổn định 13 ngày liên tiếp, với thép cuộn CB240 có giá 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.750 đồng/kg.
Thương hiệu thép Kyoei tiếp tục ổn định từ 3/8, với thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát tiếp tục ổn định 8 ngày liên tiếp, hiện thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.660 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức không có biến động trong vòng 30 ngày qua, với thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Thép Pomina, với thép cuộn CB240 ở mức 17.100 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.360 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ không có biến động trong vòng 30 ngày qua, với dòng thép cuộn CB240 có giá 16.010 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.060 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát từ 6/10 tới nay ổn định giá bán, 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.660 đồng/kg.
Thép Pomina sau khi tăng mạnh giá ngày 6/10 tiếp tục duy trì giá bán, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.100 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.310 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ tiếp tục duy trì đi ngang, hiện 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 16.060 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 hiện có giá 16.600 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.750 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm mạnh 249 Nhân dân tệ xuống mức 5.470 Nhân dân tệ/tấn. Khối lượng thép carbon được bán bởi China Steel Corp (CSC), nhà sản xuất thép tổng hợp hàng đầu của Đài Loan có trụ sở chính tại Cao Hùng, Nam Đài Loan, đã giảm tháng thứ tư trong tháng 9 qua với 32.129 tấn tương đương 4,1%.
Đại diện công ty giải thích: “Nhu cầu thép có dấu hiệu chậm lại trong thời gian gần đây, đặc biệt là các đơn đặt hàng ở nước ngoài, do người mua trong nước không tích cực mua do lượng tồn kho tăng và giá thép cao”.
Theo đánh giá, triển vọng của việc sản xuất phôi thép thâm nhập vào Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trong quý IV, được củng cố bởi việc cắt giảm do nhà nước bắt buộc đối với sản lượng thép thô và tiêu thụ điện năng, đồng thời và vì những lý do tương tự, có thể sẽ có sự khan hiếm nhập khẩu thép tái chế.
S&P Global Platts đã quan sát 142 giao dịch phôi thép CFR Trung Quốc giao ngay, giá thầu, chào bán và điểm giá chỉ báo trong tháng 7, tăng so với mức 86 trong tháng 6, khi giá quặng sắt dao động trên mốc 200 USD/tấn. Khi các dấu hiệu rõ ràng về mức độ các nhà sản xuất thép phải cắt giảm sản lượng ở những tỉnh khác nhau xuất hiện, phôi thép trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn.
Điều đáng chú ý, hầu hết phôi thép nhập khẩu của Trung Quốc được bán thông qua thương nhân cho các nhà máy luyện cán không liên hợp, chủ yếu ở tỉnh Giang Tô, bởi giá cả hấp dẫn hơn so với mua trong nước. Do đó, các nhà sản xuất thép liên hợp không có động thái lớn nào để thay thế sản lượng thép thô bị thiếu hụt thông qua nhập khẩu phôi thép.