Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá thép xây dựng hôm nay 14/3: Tiếp tục giảm trên sàn giao dịch

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 14/3, nhiều thương hiệu trong nước bình ổn 5 ngày liên tiếp; trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm xuống mức 4.672 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép xây dựng hôm nay 14/3, thị trường trong nước bình ổn 5 ngày liên tiếp; trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục giảm. (Ảnh: The Australian)
Giá thép xây dựng hôm nay 14/3, thị trường trong nước bình ổn 5 ngày liên tiếp; trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục giảm. (Ảnh: The Australian)

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán. Cụ thể, thép cuộn CB240 giữ ở mức 18.330 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.430 đồng/kg.

Thép Việt Ý hiện đang ở mức giá cao nhất kể từ ngày 13/2 tới nay, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.280 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.380 đồng/kg.

Thép Việt Đức hiện 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 18.270 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.570 đồng/kg.

Thép VAS không thay đổi giá sau 4 lần tăng trong vòng 30 ngày, với dòng thép cuộn CB240 giữ ở mức 18.180 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.280 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với 2 sản phẩm bao gồm dòng thép cuộn CB240 hiện đang duy trì mức 18.320 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 18.420 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với dòng thép cuộn CB240 chạm mức 18.220 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 18.420 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát không có biến động, hiện với 2 dòng thép bao gồm dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.380 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.480 đồng/kg.

Thép Việt Đức không có thay đổi về giá. Với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.370 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.680 đồng/kg.

Thép VAS bình ổn 5 ngày liên tiếp, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 18.180 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 18.230 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.870 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 19.080 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát tiếp tục duy trì bình ổn. Cụ thể, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.380 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.480 đồng/kg.

Thép Pomina, với thép cuộn CB240 duy trì ở mức 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.170 đồng/kg.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.280 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 chạm mức 18.380 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 18.370 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 18.520 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay giảm 65 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước đó, hạ xuống mức 4.672 Nhân dân tệ/tấn.

Các nhà máy thép ở Ấn Độ đang tích cực tham gia để lấp đầy khoảng trống nguồn cung, do cuộc chiến tranh Nga - Ukraine khiến người tiêu dùng từ châu Âu sang châu Phi chuyển hướng sang nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới.

Theo Jindal Steel & Power (JSPL), cuộc tấn công Ukraine của Nga đã thúc đẩy các công ty ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi tiếp cận với các nhà sản xuất thép ở Ấn Độ, ngay cả khi giá thép đã tăng 20% trong một tháng qua.

Ông VR Sharma - Giám đốc điều hành của JSPL cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg: “Hiện đang có sự thiếu hụt thép ở châu Âu, Trung Đông và khu vực châu Phi. Nguồn cung sẽ được bắc cầu một phần bởi Ấn Độ và một phần bởi Trung Quốc”.

Dữ liệu thương mại cho thấy, gần 1/3 lượng thép và quặng sắt xuất khẩu của Ấn Độ được chuyển sang châu Âu trong năm ngoái. Theo Công ty nghiên cứu và phân tích Steelmint của Ấn Độ, Ấn Độ đã xuất khẩu 20,63 triệu tấn vào năm 2021, chủ yếu sang Italia, Bỉ, Nepal và Việt Nam.

Các chuyên gia trong ngành kỳ vọng, các nhà máy thép của Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tăng cường xuất hàng sang châu Âu để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga và Ukraine.

JSPL mong đợi, nhu cầu được tạo ra từ việc cắt giảm nguồn cung từ Nga và Ukraine sẽ thúc đẩy xuất khẩu của họ lên tới 40% doanh thu từ mức 25% hiện tại, vì họ đang muốn tận dụng giá thép cao kỷ lục.

Tại một diễn biến khác, ngày 8/3, Cơ quan Biên phòng Canada (CBSA) thông báo điều tra rà soát thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu (Oil country tubular goods - OCTG) nhập khẩu từ Ấn Độ, Đài Loan - Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

CBSA đã điều tra và áp thuế chống bán phá giá với OCTG nhập khẩu từ Việt Nam và một số nước từ năm 2014, với mức thuế áp dụng cho Việt Nam là 37,4%. Mục đích của vụ việc điều tra rà soát hiện tại là nhằm xác định lại giá trị thông thường và giá xuất khẩu làm căn cứ xác định lại biên độ phá giá.

Sản phẩm bị cáo buộc là ống thép dẫn dầu; mã HS: 7304.29.00; 7306.29.00; giai đoạn điều tra từ 1/1 - 31/12/2021. Theo số liệu sơ bộ từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), trong giai đoạn điều tra, Việt Nam xuất khẩu khoảng 13 triệu USD sản phẩm bị điều tra sang Canada.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan chủ động rà soát các hoạt động xuất khẩu ống thép dẫn dầu sang Canada. Nghiên cứu, tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục tái điều tra của Canada cũng như hợp tác với cơ quan điều tra Canada trong suốt quá trình diễn ra vụ việc.

Đặc biệt, Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan nên thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.