Giá thép xây dựng hôm nay 16/7: Thép trong nước vẫn bình ổn giá

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá thép xây dựng hôm nay (16/7) tại thị trường trong nước tiếp tục bình ổn. Trong khi đó, trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm nhẹ xuống mức 5.530 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép hôm nay 16/7, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 0% lên 5% để bình ổn giá.

Giá thép tại miền Bắc

Tại thị trường miền Bắc tiếp tục duy trì ổn định giá bán, dòng thép cuộn CB240 dao động từ 15.690 - 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.550 - 16.800 đồng/kg.

Tập đoàn Hòa Phát, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 ổn định ở mức giá 16.600 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức giữ nguyên giá bán từ 1/7 tới nay, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.680 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.390 đồng/kg; thép D10 CB300 duy trì mức giá 16.550 đồng/kg.

Thương hiệu thép Kyoei, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.700 đồng/kg.

Thương hiệu Thép Mỹ, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thị trường miền Trung tiếp tục ổn định, dòng thép cuộn CB240 có mức từ 16.190 - 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.040 - 17.150 đồng/kg

Thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát, thép cuộn CB240 hiện mức 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.

Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.050 đồng/kg.

Thương hiệu thép Pomina kéo dài chuỗi ngày ổn định, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá là 17.150 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Mỹ, hiện  thép cuộn CB240 có giá 16.190 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.040 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Tại thị trường miền Nam, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.

Thương hiệu Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.550 đồng/kg.

Thương hiệu thép Pomina, với thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.

Thương hiệu thép Tung Ho, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.340 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm nhẹ 13 Nhân dân tệ xuống mức 5.530 Nhân dân tệ/tấn.

Vào hôm thứ Năm (15/7), giá kim loại đen kỳ hạn của Trung Quốc đồng loạt tăng, với giá quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) kéo dài đà tăng sang phiên thứ 4. Trong quý II/2021, nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn dự kiến, phản ánh hoạt động sản xuất chậm lại và tình trạng chi phí nguyên liệu thô tăng cao.

Các nhà phân tích tại ANZ cho biết, dữ liệu GDP đáng thất vọng đã làm tăng kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ giữ lãi suất chính sách ổn định ở mức hiện tại trong một thời gian dài. Đồng thời, chính phủ có thể triển khai các biện pháp tiền tệ được cơ cấu hơn trong nửa cuối năm nay để giảm thiểu rủi ro cho hệ thống tài chính quốc gia. Việc tính thanh khoản tăng thêm sau khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng giảm 50 điểm cơ bản vào tuần trước có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu thép và nguyên liệu thô trong thời gian tới.

Tại một diễn biến khác, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, Bộ Tài chính đã có đề xuất điều chỉnh tăng thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng phôi thép (nhóm 72.06 và 72.07) từ 0% lên 5%.

Bộ Tài chính cho biết, giá thép xây dựng trong nước liên tục tăng mạnh chủ yếu do tăng giá nguyên liệu sản xuất thép và ngành thép phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. Tuy nhiên, việc giá thép tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ và giải ngân cũng như chi phí dự phòng của các dự án, đặc biệt các dự án đầu tư công; ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất.

Để bình ổn giá thép và giúp doanh nghiệp giảm chi phí trong bối cảnh giá nguyên liệu tăng cao, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phôi thép và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) của một số loại sắt thép xây dựng.

Cụ thể, đề xuất tăng thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng phôi thép (nhóm 72.06 và 72.07) từ 0% lên 5% giúp ổn định nguồn cung phôi thép, bình ổn giá trên thị trường. Đồng thời, hạn chế việc xuất khẩu phôi thép để giữ cho sản xuất trong nước, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thép trong dài hạn.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng thép. Cụ thể, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số nhóm thép cốt bê tông th từ 20% xuống 15%. Đối với thép góc, khuôn, hình thuộc nhóm 72.16 và thép có răng khía thuộc nhóm 72.13 từ 15% xuống 10%. Điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với nhóm sắt thép không hợp kim cán phẳng thuộc 8 mã hàng của nhóm 72.10 từ mức 20% và 25% xuống 15%.

Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nêu trên tuy có một số ảnh hưởng làm giảm thu ngân sách nhà nước. Nhưng dự báo mức ảnh hưởng không lớn do nhu cầu nhập khẩu các loại sắt thép hiện nay không cao. Đây là những loại thép mà trong nước cũng đã sản xuất được và cơ bản đáp ứng được nhu cầu.

Việc điều chỉnh này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đầu tư, đổi mới công nghệ để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm thép nhập khẩu. Qua đó bình ổn giá thép trong nước và thúc đẩy ngành thép phát triển.