Giá thép xây dựng hôm nay 16/8: Trong nước tiếp tục ổn định

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá thép hôm nay (16/8), thị trường nội địa tiếp tục ổn định, trong khi đó, trên sàn giao dịch Thượng Hải đã tăng lên mức 5.443 Nhân dân tệ/tấn.

 Giá thép xây dựng hôm nay, thị trường nội địa tiếp tục ổn định; trên sàn giao dịch tiếp tục tăng.

Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, tại thị trường miền Bắc, hiện 2 sản phẩm là thép cuộn CB240 duy trì ở mức từ 16.090 - 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định giá từ 16.290 - 16.550 đồng/kg.
Thép Hòa Phát duy trì mức giá 6 ngày liên tiếp, với dòng thép cuộn CB240 hiện ổn định ở mức 16.090 đồng/kg; thép D10 CB300 đang có giá 16.290 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý sau khi giảm nhẹ giá bán ngày 11/8, hiện dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.120 đồng/kg; thép D10 CB300 ổn định giá 16.320 đồng/kg.
Thép Việt Đức tiếp tục ổn định, hiện dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.550 đồng/kg.
Tương tự, thép Việt Sing ổn định giá bán, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.390 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Kyoei, dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ kéo dài chuỗi ngày ổn định, hiện dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thị trường miền Trung, hiện dòng thép cuộn CB240 duy trì mức giá từ 15.990 - 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 dao động từ 16.040 - 17.150 đồng/kg.
Thép Hòa Phát, hiện thép cuộn CB240 đang ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Việt Đức ổn định 1 tháng qua, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 tiếp tục duy trì mức giá 17.150 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Mỹ, hiện thép cuộn CB240 đang có mức giá 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Tại thị trường miền Nam, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.
Thép Hòa Phát, với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho tiếp tục ổn định, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 16.190 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải được giao dịch nhiều nhất tăng 17 Nhân dân tệ lên mức 5.443 Nhân dân tệ/tấn. Giá quặng sắt đã có dấu hiệu suy yếu và sẽ tiếp tục diễn ra trong những tháng tới. Hiện, giá quặng sắt đang dao động quanh mức 175 USD/tấn, giảm so với mức 239 USD/tấn trong tháng 5.
Trong nửa đầu năm nay, nhu cầu quặng sắt của các nhà máy luyện thép Trung Quốc tăng trưởng rất mạnh. Tuy nhiên, sức mua của Trung Quốc đang dần ổn định trở lại khi các dự án nằm trong kế hoạch kích thích kinh tế của Bắc Kinh hoàn thiện và số lượng dự án mới giảm dần.
Do đó, Công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions cảnh báo, quặng sắt có thể giảm giá trong vài tháng tới cũng như trong nhiều năm sau. Dự báo, giá quặng sắt có thể giảm từ mức dự kiến 170 USD/tấn vào cuối năm nay xuống 130 USD/tấn vào năm 2022, 100 USD/tấn vào năm 2023 và cuối cùng tụt xuống mức 75 USD/tấn vào năm 2025.
Cơ quan này cũng nhận định rằng, sản lượng khai thác quặng sắt toàn cầu sẽ tăng trung bình 2,4% trong giai đoạn 2021 - 2025, so với mức giảm 2% được quan sát trong 5 năm trước đó. Điều này sẽ dẫn đến sản lượng hàng năm tăng từ 378 triệu tấn lên 3,5 tỷ tấn vào năm 2025.
Ngoài ra, Fitch Solutions cho biết, việc cải thiện tăng trưởng sản xuất từ các nhà sản xuất quặng sắt của Brazil và Australia đã bắt đầu nới lỏng nguồn cung thắt chặt trên thị trường đường biển.
Việc sản lượng từ Vale, một trong những công ty khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới, liên tục suy yếu từ năm 2018 đến năm 2020 đã tạo tiền đề cho đà tăng giá cùng với nhu cầu cao hơn của Trung Quốc.