Giá thép xây dựng hôm nay 18/6: Nhiều thương hiệu trong nước ổn định giá 12 ngày liên tiếp

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày hôm nay (18/6), nhiều thương hiệu trong nước ổn định giá 12 ngày liên tiếp, trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng lên mức 5.077 Nhân dân tệ/tấn.

 Nhiều thương hiệu trong nước như Hòa Phát, Việt Đức, Pomina... đã ổn định giá bán từ ngày 7/6 đến nay.

Giá thép tại miền Bắc
Giá thép của Tập đoàn Hòa Phát ổn định giá 12 ngày liên tiếp, hiện thép cuộn CB240 ở mức 17.200 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.100 đồng/kg.
Công ty thép Thái Nguyên với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 có giá 16.950 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 17.200 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, với thép cuộn CB240 từ ngày 7/6 đến nay luôn duy trì ở mức 17.310 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Kyoei, dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 17.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 17.200 đồng/kg.
Từ ngày 7/6 đến nay, Thương hiệu thép Việt Đức đã ổn định giá bán, thép cuộn CB240 ở mức 17.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.180 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá là 17.310 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Với thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát, thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 17.310 đồng/kg.
Thép Việt Đức ổn định mức giá từ ngày 7/6, dòng thép cuộn CB240 có giá 17.610 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 17.560 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.900 đồng/kg; thép D10 CB300 hiện có giá là 17.360 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Với thương hiệu Hòa Phát, 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ở mức 17.200 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg. Mức giá này ổn định từ sau đợt giảm giá ngày 7/6.
Thương hiệu thép Pomina, hiện thép cuộn CB240 ở mức 16.750 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.200 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, hiện thép cuộn CB240 duy trì ở mức 17.100 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.850 đồng/kg.
Thương hiệu thép Miền Nam, sản phẩm thép cuộn CB240 đang ở mức 17.460 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.310 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Chốt phiên giao dịch, giá thép hôm nay giao kỳ hạn đến tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 36 Nhân dân tệ lên mức 5.077 Nhân dân tệ/tấn.
Đối với các mặt hàng thép trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), giá thép thanh vằn và thép cuộn cán nóng cũng phục hồi sau mức thua lỗ trong phiên giao dịch buổi sáng.
Cụ thể, giá thép thanh vằn giao tháng 10/2021, được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng tăng 0,3% lên 5.101 Nhân dân tệ/tấn. Giá thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, nhích 0,3% lên 5.371 Nhân dân tệ/tấn.
Tại một diễn biến khác, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 15/6, Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) vừa thông báo tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm dây đai thép phủ màu có xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam (mã vụ việc 553).
Như vậy, đây là lần thứ tư ADC thông báo gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc trên. Theo đó, kết luận cuối cùng dự kiến sẽ được ban hành muộn nhất vào ngày 13/8/2021.
Vụ việc trên được Australia khởi xướng điều tra ngày 27/5/2020. Nguyên đơn là Công ty TNHH Signode Australia. Hàng hóa bị điều tra là dây đai thép carbon phủ màu, cuộn hoặc không cuộn, có hoặc không được đánh bóng bằng sáp, với chiều rộng danh nghĩa từ 12 - 32mm, độ dày danh nghĩa từ 0,5 - 1,5 mm.
Hàng hóa được loại trừ khỏi phạm vi điều tra là dây đai thép không gỉ và dây đai thép mạ kẽm. Thời kỳ điều tra bán phá giá và trợ cấp là từ 1/4/2019 đến 31/3/2020 và thời kỳ điều tra thiệt hại là từ 1/4/2016.
Ngày 23/4/2021, ADC đã ban hành Kết luận điều tra sơ bộ và bản thông tin về dữ liệu trọng yếu trong vụ việc. Theo đó, ADC cho rằng Chính phủ Việt Nam không can thiệp vào thị trường nguyên liệu để doanh nghiệp xuất khẩu bán phá giá; biên độ bán phá giá của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không đáng kể và không gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Australia.
Do vây, trong kết luận sơ bộ, ADC cho rằng không cần thiết áp dụng biện pháp ký quỹ thuế chống bán phá giá tạm thời đối với dây đai thép phủ màu có xuất xứ từ Việt Nam.
Trong quá trình vụ việc diễn ra, Bộ Công Thương đã thường xuyên phối hợp, trao đổi với các bộ, ngành, hiệp hội và các doanh nghiệp liên quan chuẩn bị tốt công tác hỗ trợ doanh nghiệp; đảm bảo sự hợp tác đầy đủ, toàn diện, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu của ADC.
Kết luận sơ bộ của ADC đã chứng minh hiệu quả của công tác tác phối hợp giữa Chính phủ và doanh nghiệp, cũng như sự hợp tác giữa doanh nghiệp và Cơ quan điều tra nước ngoài trong vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.