Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát chuỗi ngày ổn định giá bán tiếp tục được ghi nhận. Cụ thể, thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 18.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.040 đồng/kg.
Thép Việt Ý không có thay đổi về giá cả. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.990 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, bình ổn giá bán 18 ngày liên tiếp. Với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 18.880 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.180 đồng/kg.
Thép VAS duy trì giá bán ổn định, dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.180 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.280 đồng/kg.
Thép Việt Nhật giữ nguyên giá bán so với ngày 30/3, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.920 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với 2 sản phẩm bao gồm dòng thép cuộn CB240 đạt mức 18.820 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.030 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát ngừng tăng giá kể từ biến động ngày 16/3. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; Thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Việt Đức hôm nay (1/4) không có điều chỉnh về giá. Cụ thể, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.280 đồng/kg.
Thép VAS không có biến động về giá. Hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 18.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 18.840 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 19.380 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 19.580 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát ghi nhận giá cả tiếp tục ổn định vào những ngày đầu tháng 4. Cụ thể, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Pomina tiếp tục duy trì mức giá cao nhất trong 30 ngày qua, với 2 dòng sản phẩm của hãng bao gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 19.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.630 đồng/kg.
Thép VAS duy trì kéo dài chuỗi ngày ổn định. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 chạm mức 18.990 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 18.980 đồng/kg; Thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 19.130 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay tăng 48 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước đó, đạt mức 5.107 Nhân dân tệ/tấn.
Theo MEPS International, giá thép thanh tại châu Âu đang tăng vọt do xung đột Nga - Ukraine leo thang khi chạm mốc kỷ lục gần 1.200 EURO/tấn. Nếu so với thời điểm trước đại dịch Covid-19, giá của hai loại thép này tăng tới 150 - 250%.
Bên cạnh đó, xu hướng giá thép giảm ở thị trường Mỹ gần đây cũng đang đảo chiều. Tuy nhiên, giá thép tại Trung Quốc đang chững lại, mặc dù chi phí nguyên liệu đầu vào liên tục tăng.
Mặc dù Chính phủ ở hầu hết quốc gia khác bắt đầu dỡ bỏ các lệnh hạn chế đi lại, Trung Quốc vẫn chưa làm theo, điều này đang ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu và giá thép nội địa của nước này.
Các cảng cũng đang trở nên tắc nghẽn nghiêm trọng do việc đóng cửa hoặc trì hoãn tàu cập cảng. Do đó, chuỗi cung ứng của đất nước đang dần bị đình trệ. Ngoài ra, việc đi lại của người dân bị hạn chế làm giảm lực lượng lao động, trong đó có lĩnh vực thép.
Nhiều nhà máy đã đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần, công nhân làm việc dưới mô hình tại chỗ, khép kín. Một số công trường cũng đang đóng cửa. Do đó, tồn kho thép tại thị trường Trung Quốc đang tăng trở lại. Sản lượng thép cũng tăng trong hai tuần qua.
Các thương nhân đang tìm cách tăng lượng thép xuất khẩu để bù đắp khoản lỗ đối với các lô hàng bán ở thị trường nội địa.
Do đó, họ đang chào bán với giá cạnh tranh đối với các thị trường xuất khẩu. Sự tập trung gia tăng vào doanh số bán hàng ở nước ngoài đã dẫn đến mối quan ngại mới về khả năng áp dụng thuế xuất khẩu, trước đây đã được đề xuất vào năm 2021 nhưng chưa bao giờ được thực hiện.
Tuy nhiên, với việc nhiều khách hàng nước ngoài đang tranh giành tìm nguồn cung thay thế cho thép của Nga và Ukraine, họ có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro về việc vật liệu của họ phải chịu khoản phí này. Dẫu vậy, các nhà máy thép phương Tây không lo ngại tình hình tiêu cực ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng sang các thị trường khác.
Chi phí vận chuyển nguyên liệu cao và chậm trễ có thể là yếu tố cản trở việc nhập hàng ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, bất chấp chênh lệch giá ngày càng tăng.