Giá thép xây dựng hôm nay 22/9: Trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng trở lại

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày hôm nay (22/9), thị trường thép trong nước tiếp tục ổn định giá bán; trong khi đó, trên sàn giao dịch Thượng Hải bật tăng trở lại, lên mức 5.505 Nhân dân tệ/tấn.

 Giá thép hôm nay (22/9), trên sàn giao dịch bật tăng trở lại. Ảnh: Internet.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, với thép Hòa Phát kéo dài chuỗi ngày ổn định từ 1/9 tới nay. Trong đó, thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.310 đồng/kg.
Thép Việt Ý không có biến động, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.060 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ duy trì giá bán ở mức cao kể từ ngày 1/9, hiện dòng thép cuộn CB240 có mức giá 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.060 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì mức giá 16.440 đồng/kg.
Thép Mỹ, với thép cuộn CB240 có giá 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.350 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát hiện đang ở mức cao trong vòng 30 ngày qua, hiện thép cuộn CB240 ở mức 16.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.360 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, với dòng thép cuộn CB240 đang có giá 16.010 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.060 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.360 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ hiện 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.060 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 hiện có giá 16.090 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.240 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải đã bật tăng, lên mức 5.505 Nhân dân tệ/tấn. Các nhà đầu tư đang lo lắng rằng nếu Evergrande vỡ nợ, thị trường bất động sản và hàng hóa công nghiệp sẽ chao đảo theo, đặc biệt với ngành công nghiệp thép.
Giá quặng sắt giao sau tại Đại Liên (Trung Quốc) đã sụt một nửa trong hai tháng qua, và đà giảm còn trở nên tồi tệ hơn vào ngày 20/9 sau khi chính phủ công bố một số biện pháp chống ô nhiễm trong mùa đông đối với các thành phố sản xuất thép ở phía bắc.
Theo Finacial Times, trước năm 2018, Evergrande - tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc sở hữu khối tài sản khổng lồ với 408.000 bãi đậu xe ô tô, quỹ đất rộng bằng quần đảo Malta và lượng lớn bất động sản với giá thuê hấp dẫn. Tuy nhiên, sau 3 năm ngắn ngủi, Evergrande đang đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản, trở thành "bom nợ" lớn nhất toàn cầu. Thực tế, bất động sản là lĩnh vực sử dụng rất nhiều hàng hóa kim loại như thép, đồng…

Với hướng tiếp cận này, cuộc khủng hoảng của Evergrande tác động tiêu cực đến thị trường hàng hóa và những biến động giá cả hàng hóa là điều khó có thể tránh khỏi. Nếu xét trong phạm vi tác động trực tiếp/vòng đầu tiên đối với hàng hóa, khủng hoảng của Evergrande có thể dẫn đến sự suy thoái ngành bất động sản của Trung Quốc, chiếm 1/2 tổng lượng tiêu thụ hàng hóa.
Nếu ở các nền kinh tế khác, việc một công ty phá sản không phải là vấn đề quá lớn song ở Trung Quốc, nơi bất động sản được ước tính chiếm tới 1/4 GDP, điều này lại trở thành mối nguy hại. Evergrande đang có khoản nợ tới 300 tỷ USD đang được xét vào nhóm có khả năng vỡ nợ. Ngoài ra, Evergrande còn cần phải thanh toán một khoản nợ trị giá 232 triệu Nhân dân tệ (tương đương 36 triệu USD) cho lượng trái phiếu phát hành trong nước.
Theo chuyên gia Flynn, một trong những câu hỏi lớn nhất lúc này là liệu "khoảnh khắc Lehman" có tái hiện và liệu Bắc Kinh có thể kiềm chế hậu quả từ cuộc khủng hoảng mà Evergrande tạo ra hay không?
Ngay từ phiên đầu tuần, cổ phiếu bất động sản của Trung Quốc đã bắt đầu giảm mạnh với cổ phiếu của Công ty Sinic Holdings niêm yết tại Hong Kong giảm 87% trong phiên giao dịch ngày 20/9, và trái phiếu của các công ty khác cũng lao dốc.
Thị trường chứng khoán châu Âu ngày 21/9 cũng xuất hiện những biến động không mấy khả quan khi chỉ số FTSE 100 giảm 1,6% và Stoxx 600 giảm 1,8% trong phiên giao dịch giữa ngày.
Đặc biệt, cổ phiếu của các công vật liệu cơ bản như khai thác, luyện kim, hóa chất và lâm sản có xu hướng giảm mạnh. Tại Anh, cổ phiếu ngành này giảm khoảng 4,5%, trong đó đầu bảng là cổ phiếu của Anglo American giảm tới 8,6%.