Giá thép xây dựng hôm nay 23/8: Trong nước tiếp tục bình ổn

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá thép xây dựng hôm nay 23/8, giá thép trong nước tiếp tục bình ổn. Trong khi đó, trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng lên mức 5.097 Nhân dân tệ/tấn.

 Giá thép hôm nay, thị trường trong nước bình ổn, từ rên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục tăng.

Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thép Hòa Phát bình ổn giá bán, với dòng thép cuộn CB240 hiện duy trì ở mức 16.090 đồng/kg; thép D10 CB300 đang có giá 16.290 đồng/kg.
Thép Việt Ý ổn định từ ngày 11/8 đến nay, hiện dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.120 đồng/kg; thép D10 CB300 ổn định giá 16.320 đồng/kg.
Thép Kyoei, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ, hiện dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Tại thị trường miền Bắc, hiện thép cuộn CB240 ở mức từ 16.090 - 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.290 - 16.550 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, hiện thép cuộn CB240 đang ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.150 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, hiện thép cuộn CB240 đang có mức giá 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 16.190 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Tại thị trường miền Nam, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 72 Nhân dân tệ lên mức 5.097 Nhân dân tệ/tấn.
Với diễn biến trong nước, ngày 18/8, Bộ Công Thương, quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) chính thức đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Malaysia. Theo đó, Bộ Công Thương duy trì biện pháp CBPG đã áp dụng trước đó được ban hành vào ngày 2/4.
Bộ Công Thương bắt đầu điều tra vụ việc vào ngày 24/8/2020. Bộ Công Thương đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng mức độ bán phá giá của các sản phẩm thép hình chữ H nhập khẩu từ Malaysia, thiệt hại của ngành sản xuất trong nước cũng như đánh giá tác động kinh tế-xã hội, gồm cả tác động tới các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.
Trước năm 2017, Malaysia không sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thép hình chữ H sang Việt Nam. Sau năm này, sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc đã bị áp dụng thuế CBPG.
Tuy nhiên, sau khi Việt Nam áp dụng thuế CBPG thép hình chữ H với Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Malaysia sang Việt Nam đã tăng đột biến, lên hơn 213 tỷ đồng trong năm 2019 và 848 tỷ đồng trong năm 2020.
Do đó, Bộ Công Thương cho rằng có dấu hiệu về việc thép hình chữ H được sản xuất tại Malaysia sau đó xuất khẩu sang Việt Nam nhằm lẩn tránh thuế CBPG áp dụng đối với thép hình chữ H của Trung Quốc.
Sau khi cân nhắc tác động kinh tế - xã hội và tình hình cung, cầu hiện nay, Bộ Công Thương quyết định áp thuế CBPG chính thức đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ Malaysia ở mức 10,64%.
Mức thuế này thấp hơn so với mức thuế đang áp dụng với thép hình H nhập khẩu từ Trung Quốc (bình quân khoảng 22%) và cũng thấp hơn nhiều so với mức thuế đề xuất của ngành sản xuất trong nước (16,3%). Quyết định áp thuế CBPG này có thể được rà soát, điều chỉnh định kỳ theo đúng quy định pháp luật.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo dõi tác động của biện pháp PVTM, tình hình sản xuất, cung, cầu, giá cả,...để triển khai các biện pháp ổn định thị trường thép theo đúng quy định, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất và người tiêu dùng.
Tại một diễn biến khác, vừa qua, giá quặng sắt đã chạm mức cao kỷ lục, song có thể sẽ chịu khoản lỗ hàng tháng lớn nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân là do Trung Quốc hạn chế phát thải carbon, trong đó có việc giới hạn sản lượng thép, khiến cho nhu cầu đối với nguyên liệu thô sử dụng trong sản xuất thép bị ảnh hưởng.
Ông Rhys Pittam - người đứng đầu Bộ phận Vận hành Kim loại đen tại Marex cho biết, sự bi quan trên thị trường là do Trung Quốc đã công bố hạn chế sản xuất thép thô trong năm nay nhằm hướng đến mục tiêu giảm lượng khí thải.
Theo các nhà phân tích tại BofA Securities, bên cạnh việc cắt giảm sản lượng thép, Trung Quốc đã thay đổi thuế xuất khẩu nhằm giảm các động lực sản xuất cho thị trường quốc tế. Cụ thể, quốc gia này đã hủy bỏ việc giảm thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm thép vào tháng 5 và tăng thuế xuất khẩu đối với một dạng sắt thô vào tháng 7 vừa qua.
Các nhà phân tích nhận định, các biện pháp kích thích được gia hạn ở Trung Quốc, như dự trữ hàng tồn kho trước Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh, có thể khiến nhà máy tiếp tục đóng cửa.
Việc các nhà khai thác quặng sắt ưu tiên giá trị hơn khối lượng có thể khiến giá quặng sắt tăng trở lại. Mặc dù giá có thể dao động trong phạm vi ổn định nhưng sự biến động có thể vẫn ở mức cao.
Trong khi đó, sự lây lan của các biến thể Covid-19 tại Trung Quốc đang là một yếu tố ảnh hưởng nặng đến triển vọng thị trường. Các đợt đóng cửa mới có thể gây ra các mối đe dọa đáng kể đối với hoạt động công nghiệp và ảnh hưởng đến hoạt động khai thác mỏ.
Điều này có thể làm chậm quá trình sản xuất thép và gây áp lực lên giá quặng sắt trên thị trường. Song, các kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Mỹ và Trung Quốc có thể thúc đẩy nhu cầu quặng sắt trong thời gian tới.
Dự kiến, giá thép cuộn cán nóng năm 2021 sẽ đạt mức trung bình là 793 USD/tấn, tăng gần 63% so với năm 2020. Giá quặng sắt trung bình sẽ vào khoảng 185 USD/tấn trong năm nay và 155 USD/tấn trong giai đoạn 2022 - 2023.