Giá thép xây dựng hôm nay 24/8: Trong nước không có biến động

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá thép xây dựng hôm nay 24/8, giá thép trong nước không có biến động. Trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng mạnh lên mức 5.203 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép xây dựng hôm nay, thị trường nội địa tiếp tục ổn định; trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục tăng nóng.

Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thép Hòa Phát với 2 sản phẩm của hãng tiếp tục giữ nguyên giá bán, hiện thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.090 đồng/kg; thép D10 CB300 đang có giá 16.290 đồng/kg.
Thép Việt Ý tiếp tục bình ổn giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.120 đồng/kg; thép D10 CB300 ổn định giá 16.320 đồng/kg.
Thép Kyoei, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ, hiện dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Tại thị trường miền Bắc, hiện thép cuộn CB240 ở mức từ 16.090 - 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.290 - 16.550 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, hiện thép cuộn CB240 đang ổn định ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.150 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, hiện thép cuộn CB240 đang có mức giá 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 16.190 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Tại thị trường miền Nam, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 106 Nhân dân tệ lên mức 5.203 Nhân dân tệ/tấn.
Thị trường châu Âu đang tìm giải pháp khả thi đối với việc tranh chấp thuế thép theo Mục 232, hướng tới việc khôi phục tính linh hoạt của các tuyến thương mại quan trọng giữa châu Âu và Mỹ, tuân theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo một tuyên bố chung được công bố sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - EU vào ngày 15/6, Mỹ và EU đã đồng ý làm việc cùng nhau để giải quyết tranh chấp thương mại kim loại sau khi áp dụng mức thuế thép và nhôm theo Mục 232 đối với các nhà xuất khẩu châu Âu vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, việc đạt được thỏa thuận có thể khó khăn vì khoản thuế dành cho các mặt hàng thép là một thành phần không thể thiếu của ngành thép ở Mỹ, đặc biệt là ở những bang sản xuất nặng như Ohio, Pennsylvania và Indiana.
Tại một diễn biến khác, Sydney Morning Herald thông tin, một “cơn bão” đã ập đến thị trường quặng sắt, buộc giá giảm hơn 30% so với mức đỉnh hồi tháng 5 trong bối cảnh hội tụ các diễn biến tập trung vào Trung Quốc.
Một số trong những ảnh hưởng đó là nhất thời, nhưng những ảnh hưởng khác có khả năng sẽ tác động lâu dài đến nhu cầu đối với quặng sắt, hàng hóa có giá trị nhất của Australia.
Sau khi sản xuất với mức kỷ lục 1,05 tỷ tấn vào năm ngoái, sản lượng thép trong nửa đầu năm nay đã tăng gần 12% và giá quặng sắt trên thị trường đã tăng đột biến. Song, giá hiện trở lại dưới mức 160 USD/tấn.
Giám đốc nghiên cứu Wang Guoqing từ Trung tâm Nghiên cứu Thông tin Thép Lange Bắc Kinh cho biết: “Điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của một số quốc gia, bao gồm Australia, vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu thép từ Trung Quốc. Khi Australia khởi động lại nền kinh tế, nhu cầu thép sẽ tăng cao hơn nữa với việc triển khai nhiều nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều đó, kết hợp với việc nhập khẩu giảm dần từ Trung Quốc, sẽ chỉ làm tăng khoảng cách cung cấp, mà không nước nào khác có thể lấp đầy”.