Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát vẫn ổn định giá bán. Cụ thể, thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 18.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.040 đồng/kg.
Thép Việt Ý, hôm nay (30/3) không có điều chỉnh về giá. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.990 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức giữ nguyên giá bán so với ngày 28/3. Với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 18.880 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.180 đồng/kg.
Thép VAS ghi nhận giá cả không có biến động vào những ngày cuối tháng, dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.180 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.280 đồng/kg.
Thép Việt Nhật không có thay đổi về giá cả, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.920 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với 2 sản phẩm bao gồm dòng thép cuộn CB240 đạt mức 18.820 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.030 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát tiếp tục duy trì mức giá cao nhất trong 30 ngày qua. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Việt Đức giữ nguyên giá bán từ ngày 16/3 tới nay. Cụ thể, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.280 đồng/kg.
Thép VAS duy trì kéo dài chuỗi ngày ổn định. Hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 18.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 18.840 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 19.380 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 19.580 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát bình ổn giá bán 2 tuần liên tiếp. Cụ thể, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Pomina duy trì giá bán ổn định, với 2 dòng sản phẩm của hãng bao gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 19.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.630 đồng/kg.
Thép VAS giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 chạm mức 18.990 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 19.130 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay giảm 29 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước đó, xuống mức 4.985 Nhân dân tệ/tấn.
Theo Reuters, thị trường thép và quặng sắt khu vực châu Á đang cố gắng vượt qua “cửa hẹp” trong bối cảnh Trung Quốc phong toả nhiều TP lớn để chống dịch Covid-19 và nguồn cung thiếu hụt từ Nga và Ukraine.
Sản lượng thép của Trung Quốc có thể giảm tại một số khu vực sản xuất chính như Đường Sơn. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế nước này có thể chịu tác động bởi các lệnh phong toả.
Yếu tố thứ hai vừa có tác động hỗ trợ và là lực cản đối với giá thép là căng thẳng Nga - Ukraine. Đây đều là các quốc gia xuất thép lớn với lượng khoảng 28 triệu tấn/năm, chỉ đứng sau Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu so với Trung Quốc, khoảng cách còn khá xa khi nước này xuất khẩu tới hơn 52 triệu tấn thép/năm.
Tính riêng Ukraine, lượng thép xuất khẩu khoảng 15 triệu tấn/năm, đứng thứ 8 thế giới. Nước này đồng thời đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu quặng sắt với hơn 21 triệu tấn trong năm 2021.
Kể từ khi căng thẳng địa chính trị leo thang, nhiều nhà nhập khẩu đã huỷ đơn hàng mua thép từ Nga. Động thái “tự trừng phạt” này có thể mất khoảng vài tháng để thấy rõ tác động của nó.
Lượng thép xuất khẩu của Ukraine cũng bị ảnh hưởng do gần một số cảng lớn có giao tranh, có nghĩa là các chủ tàu, công ty bảo hiểm và thương nhân không dám bốc hàng.
Điều này có vẻ tác động tốt đối với giá quặng sắt và thép, do nguồn cung có khả năng bị thắt chặt, đặc biệt là ở châu Âu, nơi đã mua phần lớn hàng từ Nga và Ukraine.
Nhưng điều này cũng có thể khiến thép Nga chuyển hướng sang châu Á nhiều hơn, do các nhà xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm không còn được người châu Âu mua.
Thị trường thép châu Á có thể bị chao đảo, đặc biệt nếu các sản phẩm của Nga được giảm giá mạnh cho những sản phẩm vốn là thế mạnh của nhiều nhà cung cấp truyền thống trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngược lại, các nhà xuất khẩu châu Á có thể tìm thấy cơ hội mới để xuất hàng sang châu Âu, đặc biệt nếu những nhà máy thép châu Âu bị hạn chế bởi chi phí năng lượng tăng.
Nhìn chung, tác động của việc Nga có khả năng loại trừ khỏi phần lớn thị trường thép của châu Âu cũng sẽ được cảm nhận ở châu Á. Dự kiến sẽ có sự điều chỉnh lại các dòng chảy thương mại.
Giá thép phần lớn cũng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu trong tương lai của Trung Quốc. Điều này sẽ được quyết định bởi thời gian của các đợt đóng cửa hiện tại sẽ kéo dài bao lâu và liệu những gói kích thích kinh tế lớn có được bung ra hay không khi Bắc Kinh tìm cách xây dựng lại động lực tăng trưởng.
Tuy nhiên, khởi đầu năm không mấy tích cực của ngành thép Trung Quốc không có nghĩa là phần còn lại của năm sẽ theo cùng một mô hình, và đã có một số dấu hiệu về sản lượng tăng.
Trong bối cảnh triển vọng không chắc chắn đối với cả lĩnh vực thép của Trung Quốc và tác động căng thẳng Nga - Ukraine leo thang, thị trường quặng sắt và thép đã giao dịch thận trọng, với rất ít biến động. Giá quặng sắt tại Trung Quốc giao dịch quanh mức 146 USD/tấn, tăng nhẹ so với thời điểm chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ hôm 23/2 là 137,2 USD/tấn.
Giá thép thanh giao sau tại Thượng Hải đóng cửa ở mức 4.976 Nhân dân tệ (782 USD)/tấn, tăng từ mức 4.775 Nhân dân tệ vào ngày 23/2.