Giá thép xây dựng hôm nay 31/5: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch Thượng Hải tăng trở lại

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong ngày làm việc đầu tuần (31/5), các thương hiệu thép tiếp tục kéo dài chuỗi ngày ổn định giá bán. Trong khi đó, trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép tiếp tục tăng trở lại lên mức 5.093 Nhân dân tệ/tấn.

 Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép đầu tuần tiếp tục đà tăng trở lại.

Giá thép tại miền Bắc
Với thép Hòa Phát, các sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ở mức 18.270 đồng/kg, mức giá trên đã giữ nguyên từ ngày 19/5; thép D10 CB300 ổn định từ ngày 12/5, có giá 17.810 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý duy trì ổn định giá bán, với thép cuộn CB240 hiện có giá 18.170 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 17.560 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, giá bán thép cuộn CB240 ở mức 18.110 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Còn về thương hiệu thép Kyoei, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.110 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Công ty thép Thái Nguyên, với thép cuộn CB240 có giá 18.270 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 17.710 đồng/kg.
Thương hiệu thép Mỹ, hiện thép cuộn CB240 ở mức giá 18.720 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.810 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Tại thị trường miền Trung, thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 18.060 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.810 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Pomina, với 2 sản phẩm là dòng thép cuộn CB240  có giá 18.110 đồng/kg; thép D10 CB300 đang ở mức 17.910 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 18.420 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 18.060 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thương hiệu Hòa Phát tại thị trường niềm Nam, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.010 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.560 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina tại thị trường miền Nam, với thép cuộn CB240 ở mức 17.810 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Tung Ho, với giá thép cuộn CB240 đang ở mức 18.110 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.360 đồng/kg.
Thương hiệu thép Miền Nam, với sản phẩm thép cuộn CB240 đang ở mức giá 17.960 đồng/kg;  thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức giá 17.810 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch Thượng Hải
Chốt phiên giao dịch, giá thép hôm nay giao kỳ hạn đến tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục tăng 168 Nhân dân tệ lên mức 5.093 Nhân dân tệ/tấn.
Sau loạt cảnh báo của chính phủ Trung Quốc, giá thép ở nước này đã giảm mạnh, khiến nhiều doanh nghiệp thép lỗ nặng. Tại Đường Sơn - TP sản xuất thép lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 14% sản lượng thép thô của Trung Quốc trong năm 2020. Tại Thượng Hải - thị trường giao dịch thép sôi động hàng đầu ở Trung Quốc, các công ty thép đang đối mặt thua lỗ.
Tổng hợp các nguồn tin cho thấy, đối với nhiều doanh nghiệp ở Đường Sơn sản xuất và bán thép mạ kẽm, mức lãi dao động từ 20 - 30 Nhân dân tệ/tấn trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, ông Jia Dongyue - Giám đốc công ty thép Rongde Steel cho hay, khi giá thép vọt lên gần 6.000 Nhân dân tệ/tấn, đạt lợi nhuận tới 1.000 Nhân dân tệ/tấn.
Khi giá thép giảm mạnh, lợi nhuận của các công ty thép ở Đường Sơn cũng lao dốc theo. Còn trên địa bàn tỉnh Quảng Đông - trung tâm công nghiệp ở miền nam Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ than phiền rằng họ khó có thể trụ vững, tình hình kinh doanh năm nay còn khắc nghiệt hơn năm ngoái. Một số doanh nghiệp đang gặp khó với nguồn nguyên liệu thô vì giá hàng hóa trở nên quá đắt đỏ.
Tuần trước, Modern Casting - một trong các nhà máy đúc sắt thép lớn nhất Quảng Đông, tuyên bố họ không thể hoàn thành các đơn hàng đã nhận do chi phí tăng đột biến và thiếu nguyên liệu thô.
Dù Bắc Kinh có ý định kiềm chế rủi ro lạm phát, một số nhà phân tích cho rằng hiện không có nhiều lựa chọn để kiểm soát giá hàng hóa do Trung Quốc còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nước ngoài, chẳng hạn như quặng sắt từ Australia và Brazil.
Chẳng hạn với thép, Trung Quốc có thể bán một phần trong kho dự trữ chiến lược để tăng nguồn cung trên thị trường nội địa hoặc hạn chế xuất khẩu. Để thúc đẩy nguồn cung thép trong nước và kiềm chế xuất khẩu, Bộ Tài chính Trung Quốc đã áp dụng thuế nhập khẩu tạm thời bằng 0 với một số sản phẩm thép, đồng thời loại bỏ thuế xuất khẩu với 146 sản phẩm thép khác từ ngày 1/5.
Tuy nhiên, các biện pháp trên không hiệu quả, một báo cáo của Mysteel Global cho hay, nguyên nhân là do nhu cầu thép trên thế giới vẫn đang tăng và việc hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chỉ khiến giá thép được đà nhảy vọt.