Giá thép xây dựng hôm nay (4/12) trên sàn giao dịch vượt ngưỡng 4.400 Nhân dân tệ/tấn. (Ảnh: Reuters) |
Giá thép tại miền Bắc
Tại thị trường miền Bắc ổn định giá ở mức thấp tính trong vòng 30 ngày qua, với giá thép cuộn CB240 dao động từ 16.360 đồng/kg đến 16.660 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.660 đồng/kg tới 16.960 đồng/kg.
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát đi ngang so với ngày hôm qua, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.660 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.720 đồng/kg.
Thép Việt Ý không có biến động, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.610 đồng/kg; thép D10 CB300 có mức giá 16.720 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, với 2 sản phẩm của hãng bao gồm thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 16.460 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 hiện đi ngang ở mức 16.650 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.950 đồng/kg.
Thép Việt Sing với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.650 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 16.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì mức giá 16.650 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Tại thị trường miền Trung, hiện thép cuộn CB240 có giá từ 16.770 đồng/kg tới 17.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 dao động từ 16.820 đồng/kg đến 17.410 đồng/kg.
Thép Hòa Phát, hiện dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16.720 đồng/kg. Tương tự, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 300 đồng, hiện có giá 16.770 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.460 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.510 đồng/kg.
Thép Pomina hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Tại thị trường miền Nam, hiện giá thép cuộn CB240 ở mức 16.610 đồng/kg đến 17.360 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.720 đồng/kg đến 17.510 đồng/kg.
Thép Hòa Phát, với 2 sản phẩm của hãng bao gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức giá 16.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.340 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.490 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ không có biến động so với ngày hôm qua, hiện 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ở mức 16.410 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.510 đồng/kg.
Thép Pomina với thép cuộn CB240 bình ổn mức 16.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 96 Nhân dân tệ, lên mức 4.427 Nhân dân tệ/tấn.
Mới đây, trang Steel Orbis dẫn thông tin từ Ủy ban chống bán phá giá, chống trợ cấp giá Thái Lan cho biết nước này áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép cuộn cùng tấm cán nóng (HRC) từ Ai Cập và Việt Nam.
Theo đó, thép HRC của Formosa Hà Tĩnh chịu mức thuế 24,38%, các nhà sản xuất khác của Việt Nam chịu thuế 42,34%.
Các sản phẩm chịu thuế có độ dày từ 0,9 - 100mm, chiều rộng 100 - 3.200mm và thuộc nhóm HS 7208, 7211, 7225 và 7226.
Đến nay, phía Thái Lan vẫn chưa gửi văn bản chính thức về việc áp thuế chống bán phá giá này cho Cục Phòng vệ Thương mại.
Hiện Việt Nam mới chỉ có 2 ông lớn trong ngành có thể sản xuất thép cuộn cán nóng. Tuy nhiên, lượng hàng sản xuất của cả hai công ty này mới chỉ đáp ứng 50 - 60% nhu cầu trong nước.
Trước đó, ngày 16/11/2020, Bộ Ngoại thương Thái Lan thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng và thép tấm cán nóng có xuất xứ từ Việt Nam và Ai Cập theo Đạo luật chống bán phá giá và trợ cấp nước ngoài B.E. 2542.
Nguyên đơn là các công ty Sahaviriya Steel Industries Public Company Limited, G Steel Public Company Limited, GJ Steel Company Limited, Public Company Limited and Sahaviriya Plate Mill Public Company Limited.
Các nguyên đơn này cáo buộc các sản phẩm trên có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam đang đe dọa, gây thiệt hạ đáng kể cho ngành sản xuất nội địa.
Được biết, hiện Thái Lan cũng đang áp thuế chống bán phá giá lên tới 51,6% đối với một số sản phẩm ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép có xuất xứ từ Việt Nam.