Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát điều chỉnh tăng mạnh giá bán, hiện ở mức cao nhất tính trong vòng 30 ngày qua. Cụ thể, cả hai dòng thép đều tăng thêm 300 đồng/kg, thép cuộn CB240 đạt mức 17.320 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.420 đồng/kg.
Thép Việt Ý hôm nay (4/3) tăng mạnh giá bán, với dòng thép cuộn CB240 tăng 300 đồng, có giá 17.270 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 tăng thêm 300 đồng, chạm mức 17.370 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 tăng 310 đồng, hiện ở mức 17.310 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 tăng 300 đồng, hiện có giá 17.310 đồng/kg – đều ở mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 2.
Thép Việt Mỹ, thép cuộn CB240 tăng 350 đồng, hiện ở mức 17.270 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 tăng 350 đồng, có giá 17.370 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với 2 sản phẩm của hãng đều tăng thêm 310 đồng/kg. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 đạt mức 17.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.410 đồng/kg.
Thép Việt Sing đạt mức tăng kỉ lục trong 30 ngày qua, dòng thép thanh vằn D10 CB300 tăng 410 đồng hiện có giá 17.310 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 chạm mức 17.510 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát tại thị trường miền Trung đột ngột tăng giá, với thép cuộn CB240 tăng 300 đồng/kg đạt mức 17.370 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 230 đồng/kg hiện có giá 17.470 đồng/kg.
Thép Việt Đức có sự điều chỉnh về giá bán, với thép cuộn CB240 tăng 310 đồng, đạt mức 17.410 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng thêm 300 đồng, hiện có giá 17.710 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ điều chỉnh tăng mạnh giá bán lên 300 đồng/kg, với dòng thép cuộn CB240 tăng lên mức 17.270 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 17.320 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 tăng 300 đồng, hiện ở mức 17.960 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 tăng lên 300 đồng, hiện có giá bán 18.110 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát tăng mạnh giá bán, vượt ngưỡng 17.100 đồng/kg, với dòng thép cuộn CB240 tăng lên 300 đồng hiện ở mức 17.320 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng thêm 300 đồng, chạm mức 17.420 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina không tăng giá bán, với thép cuộn CB240 duy trì ở mức 17.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.760 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, dòng thép cuộn CB240 tăng 400 đồng, hiện ở mức 17.270 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 400 đồng, chạm mức 17.370 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 tăng 310 đồng, chạm mức 17.360 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng thêm 310, hiện có giá 17.510 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 49 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước, lên mức 4.677 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép giao sau ở Trung Quốc - nhà sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất lớn nhất thế giới, đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tuần vào thứ Tư (2/3) do kỳ vọng xung đột Nga - Ukraine sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với thép Trung Quốc ở nước ngoài.
Các nhà phân tích cho biết trong một lưu ý, nguồn cung bị gián đoạn sẽ buộc một số người mua lớn phải tìm kiếm các nguồn thay thế và “hiện tại chỉ có Trung Quốc mới có thể lấp đầy khoảng trống thị trường khổng lồ này”.
Hợp đồng giao dịch tháng 5 đối với thép cuộn cán nóng, loại thép được sử dụng trong thùng xe và thiết bị gia dụng, trên sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải SHHCcv1 đã kết thúc giao dịch vào ban ngày cao hơn 2,1% ở mức 5.138 Nhân dân tệ (814,06 USD)/tấn, sau khi chạm mức 5.158 Nhân dân tệ trước đó vào phiên, cao nhất kể từ ngày 11/2.
Thép cây xây dựng SRBcv1 tăng 1,8% lên 4.860 Nhân dân tệ/tấn, sau khi đạt đỉnh 4.893 Nhân dân tệ, cao nhất kể từ ngày 14/2.
Các nhà phân tích cho biết, triển vọng về nhu cầu thép trong nước tăng cũng hỗ trợ giá, trước cuộc họp quốc hội thường niên của Trung Quốc vào thứ Bảy, khi nước này có khả năng tiết lộ thêm biện pháp kích thích để giảm bớt tốc độ tăng trưởng.
Vào thứ Năm (3/3), một nhà máy thép khổng lồ của Ukraine, thuộc sở hữu của tập đoàn ArcelorMittal SA đã đóng cửa sau nhiều ngày cầm cự, trong khi trước đó nhiều công ty nước ngoài khác rút lui trước sự tấn công dữ dội của Nga.
Ngành công nghiệp Ukraine đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xung đột giữa nước này với Nga. Các nhà sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy bia, nhà máy lọc alumin và các công ty nước ngoài khác đã phải ngừng sản xuất.
Kể từ khi xung đột nổ ra, nhà máy Kryvyi Rih nằm ở phía nam Ukraine đã hoạt động với một phần ba công suất, trong khi các mỏ quặng sắt lộ thiên - nơi khai thác quặng sắt cho nhà máy đã bị bỏ trống và không có sự phòng thủ nào.
ArcelorMittal, nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới cho biết, bắt đầu từ thứ Năm (3/3) nhà máy Kryvyi Rih sẽ ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn và an ninh cho con người và tài sản của công ty. Tập đoàn này đang quan ngại sâu sắc về tình hình ở Ukraine và mối đe dọa đối với nhân viên của họ ở Ukraine.