Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát tiếp tục giữ nguyên giá bán so với ngày đầu tháng 4. Cụ thể, thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 18.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.040 đồng/kg.
Thép Việt Ý bình ổn giá bán 21 ngày liên tiếp. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.990 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức không có biến động về giá cả. Với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 18.880 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.180 đồng/kg.
Thép VAS tiếp tục duy trì mức giá cao nhất trong 30 ngày qua, dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.180 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.280 đồng/kg.
Thép Việt Nhật chuỗi ngày ổn định giá bán tiếp tục được ghi nhận, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.920 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với 2 sản phẩm bao gồm dòng thép cuộn CB240 đạt mức 18.820 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.030 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát ghi nhận giá cả tiếp tục ổn định vào những ngày đầu tháng 4. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Việt Đức ngừng tăng giá kể từ biến động ngày 16/3. Cụ thể, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.280 đồng/kg.
Thép VAS được ghi nhận giá bán tiếp tục ổn định. Hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 18.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 18.840 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 19.380 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 19.580 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát duy trì kéo dài chuỗi ngày ổn định. Cụ thể, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Pomina hôm nay (5/4) không có điều chỉnh về giá, với 2 dòng sản phẩm của hãng bao gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 19.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.630 đồng/kg.
Thép VAS ngừng tăng giá kể từ biến động ngày 16/3. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 chạm mức 18.990 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 19.130 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay giữ nguyên mức giá 5.160 Nhân dân tệ/tấn.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Ngoại thương Thái Lan (DFT) đã khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thép phủ màu có xuất xứ từ Việt Nam.
DFT đã gửi bản câu hỏi và yêu cầu các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan của Việt Nam nộp bản trả lời trước 16h30 ngày 2/5/2022 (giờ Bangkok).
Với thép mạ hợp kim nhôm kẽm, danh sách các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam được nêu tên bao gồm: Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim, Công ty TNHH MTV Tôn Hòa Phát, Công ty CP Tôn mạ Vnsteel Thăng Long, Công ty CP Maruichi Sun Steel, Công ty CP Tôn Đông Á, Công ty CP Đại Thiên Lộc, Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam, Công ty Thép Miền Nam.
Thép phủ màu gồm: Tập đoàn Hoa Sen, Công ty CP Thép Nam Kim, Công ty TNHH MTV Tôn Hòa Phát, Công ty CP Tôn mạ Vnsteel Thăng Long, Công ty CP Maruichi Sun Steel, Công ty CP Tôn Đông Á, Công ty CP Đại Thiên Lộc, Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam, Công ty Thép Miền Nam, Công ty CP Tôn mạ màu Fujiton.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các DN sản xuất, xuất khẩu liên quan phối hợp trả lời bảng câu hỏi và cung cấp thông tin theo yêu cầu của Bộ Ngoại thương Thái Lan. Đồng thời, thường xuyên liên lạc với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Trước đó, ngày 18/9/2015, Bộ Ngoại thương Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với hai sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thép phủ màu của Việt Nam.
Cho đến 25/3/2017, DFT ban hành quyết định cuối cùng, quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 4,3 - 60,26% đối với thép mạ hợp kim nhôm kẽm và từ 6,2 - 40,49% đối với thép phủ màu nhập khẩu từ Việt Nam. Mức thuế chống bán phá giá sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm.
Tại một diễn biến khác, giá thép tại Mỹ đã tăng khoảng 56% kể từ khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang. Các lò điện hồ quang - chiếm khoảng 70% sản lượng thép của Mỹ - phụ thuộc khoảng một nửa nguồn cung gang từ Nga và Ukraine.
Timna Tanners, một nhà phân tích tại Wolfe Research, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Mọi thứ đều đang xáo trộn vì những bất ổn".
Nguồn cung gang đang cạn kiệt đang đẩy giá một loại nguyên liệu thô khác trong đó có phế liệu cao cấp tăng theo.
Giám đốc bán hàng của Heidtman Steel Products Inc. Dan DeMare cho biết: “Nếu các công ty sản xuất thép không thể lấy gang từ Ukraine và Nga, họ cần phải dùng đến phế liệu, và nơi tốt nhất để lấy phế liệu là Mỹ”.
Trung Quốc - nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới cũng mang đến rủi ro tăng giá cho thị trường thép toàn cầu. Theo Mysteel, lệnh phong toả ở thủ phủ thép Đường Sơn đã buộc 19 lò cao trong khu vực phải đóng cửa.
Về lý thuyết, điều đó có thể mang lại lợi ích cho các nhà máy ở những nơi khác trên thế giới bằng cách giảm chi phí than và quặng sắt. Nhưng thực tế lại không phải vậy, giá cả hai mặt hàng đã tăng hơn 35% do kỳ vọng nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng lên.