Sau khi giảm nhẹ giá bán thép cuộn ngày 2/6, các thương hiệu thép trong nước tiếp tục ổn định giá bán. |
Thương hiệu thép Hòa Phát ở thị trường miền Bắc hôm nay (5/6) giá các sản phẩm của hãng được giữ nguyên, với thép cuộn CB240 ở mức 18.010 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý giá thép cuộn CB240 ổn định 3 ngày liên tiếp sau khi giảm nhẹ ngày 3/6, hiện ở mức 18.110 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.560 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Đức hôm nay tiếp tục giữ nguyên giá thép cuộn CB240 ở mức 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Về thương hiệu thép Kyoei, dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.060 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên giá 17.610 đồng/kg.
Công ty thép Thái Nguyên ổn định giá với 2 sản phẩm của hãng với thép cuộn CB240 có giá 18.270 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 17.710 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Mỹ với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ở mức giá 18.720 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.810 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Tại thị trường miền Trung, thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát, thép cuộn CB240 ở mức 18.060 đồng/kg; giá thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.810 đồng/kg.
Với thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 18.420 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 18.060 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.710 đồng/kg. Dòng thép D10 CB300 hiện có giá là 17.860 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Với thương hiệu Hòa Phát, hiện thép cuộn CB240 hiện ổn định ở mức 18.010 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.560 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina sau khi giảm mạnh, ngày hôm nay, giá thép cuộn CB240 được giữ nguyên ở mức 17.560 đồng/kg. Tuy nhiên, thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.710 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, giá thép cuộn CB240 đang ở mức 18.110 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.360 đồng/kg.
Thương hiệu thép Miền Nam, với sản phẩm thép cuộn CB240 đang ở mức giá 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức giá 17.810 đồng/kg.
Trên sàn giao dịch Thượng Hải
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2021 tăng 1,4% lên 5.159 Nhân dân tệ/tấn và có tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần với mức tăng 4,6%. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,2% lên 5.434 Nhân dân tệ/tấn. Tính chung cả tuần, giá thép cuộn cán nóng tăng 2%. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 7/2021 giảm 3,7% xuống 15.535 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép cây và thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc tăng do chi phí nguyên vật liệu tăng, song mức tăng bị hạn chế bởi mối lo ngại nhu cầu suy giảm khi mùa mưa sắp tới. Trong khi đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2021 giảm 1,9% xuống 1.169 Nhân dân tệ/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá quặng sắt tăng 9,9%.
Theo công ty tư vấn Mysteel, tồn trữ thép cây tại các nhà máy thép giảm 3,3% xuống 10,42 triệu tấn, trong khi tồn trữ thép cuộn cán nóng tăng 0,9% lên 3,54 triệu tấn.
Do cầu - cung không cân bằng, giá thép tại châu Âu liên tiếp tăng từ cuối năm ngoái và hiện đã đạt mức cao chưa từng có trong lịch sử. Theo đó, giá thép cuộn cái nóng tăng từ 665 EUR/tấn năm ngoái lên 1.140 EUR/tấn hiện nay, theo dữ liệu của Platts.
Giá thép ở Mỹ thậm chí còn cao hơn nữa vì nhu cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung không bắt kịp. Theo giám đốc điều hành Tata Europe, việc giá thép tại Mỹ tiếp tục tăng mạnh bất chấp giá thép ở Trung Quốc đã giảm nhẹ khiến giá thép toàn cầu khó giảm, đồng thời cũng khiến thị trường Mỹ trở nên rất hấp dẫn, kể cả khi Mỹ áp thuế nhập khẩu thép theo Mục 232 từ thời Tổng thống Donald Trump.
Giá thép ở Trung Đông cũng tăng mạnh. Tại Kuwait, giá thép đã tăng gần 50% trong vòng 16 tháng qua chịu tác động từ giá tăng trên toàn cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành.
Từ mức khoảng 170 dinar Kuwait (561 USD) vào tháng 2/2020, giá một tấn thép của thành viên OPEC đã tăng lên gần 254 dinar (838 USD) vào cuối tháng 5/2021.
Do Kuwait phụ thuộc rất lớn vào thép nhập khẩu nên giá thép thế giới tăng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thép ở vương quốc vùng Vịnh này.
Kuwait đã hy vọng giá sẽ bắt đầu trở lại mức bình thường sau khi đại dịch bắt đầu giảm bớt nhưng nhiều nhà máy mở cửa trở lại mà không thể trở lại mức sản xuất trước đại dịch do thiếu nguyên liệu và lao động.
Ngày 4/6, các nhà sản xuất thép Ấn Độ đã nâng giá thép cuộn cán nóng (HRC) thêm 4.000 rupee/tấn lên 70.000 - 71.000 rupee/tấn; và thép cuộn cán nguội (CRC) thêm 4.900 rupee lên 83.000 - 84.000 Rupee/tấn.
Kể từ đầu tháng 6, giá thép ở Ấn Độ liên tục được điều chỉnh tăng mỗi ngày. Hiện giá thép bán buôn đã tăng 4,5% - 6,2% so với đầu tháng 6. Tính tới tháng 4 vừa qua, giá thép ở Ấn Độ đã tăng gấp đôi so với một năm trước đó.