Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá thép xây dựng hôm nay 7/6: Nhiều thương hiệu trong nước giảm mạnh giá bán

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong ngày làm việc đầu tuần (7/6), nhiều thương hiệu thép nội địa đã có thông báo tới khách hàng giảm mạnh giá các sản phẩm của hãng, trong khi đó, trên sàn giao dịch Thượng Hải giá thép giảm nhẹ xuống mức 5.119 Nhân dân tệ/tấn.

Trong nước nhiều thương hiệu thép như Hòa Phát, Việt Ý... đã có thông báo giảm mạnh giá bán.

Giá thép tại miền Bắc
Thương hiệu thép Hòa Phát ở thị trường miền Bắc hôm nay (7/6) giá các sản phẩm của hãng đã giảm mạnh, với thép cuộn CB240 ở mức 17.200 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.100 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý giá thép cuộn CB240 sau khi ổn định 3 ngày liên tiếp đã điều chỉnh giảm mạnh giá bán trong ngày làm việc đầu tuần, hiện thép cuộn CB240 ở mức 17.310 đồng/kg; thép D10 CB300  có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức trong ngày làm việc đầu tuần tiếp tục giữ nguyên giá thép cuộn CB240 ở mức 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Về thương hiệu thép Kyoei, dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.060 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên giá 17.610 đồng/kg.
Công ty thép Thái Nguyên tiếp tục ổn định giá với thép cuộn CB240 có giá 18.270 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 17.710 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Mỹ với thép cuộn CB240 ở mức giá 18.720 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.810 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Tại thị trường miền Trung, thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát đã có thông báo giảm mạnh giá bán, thép cuộn CB240 ở mức 17.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.310 đồng/kg.
Với thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 18.420 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 18.060 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.710 đồng/kg; thép D10 CB300 hiện có giá là 17.860 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Với thương hiệu Hòa Phát, hiện thép cuộn CB240 giảm 819 đồng xuống mức 17.200 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho thông báo giảm mạnh giá bán, hiện thép cuộn CB240 đang ở mức 17.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.850 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina giá thép cuộn CB240 được giữ nguyên ở mức 17.560 đồng/kg. Tuy nhiên, thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.710 đồng/kg.
Thương hiệu thép Miền Nam, với sản phẩm thép cuộn CB240 đang ở mức giá 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức giá 17.810 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch Thượng Hải
Chốt phiên giao dịch, giá thép hôm nay giao kỳ hạn đến tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm nhẹ 8 Nhân dân tệ xuống mức 5.119 Nhân dân tệ/tấn.
Xuất khẩu thép của Hàn Quốc dự kiến tiếp tục đi xuống do Ủy ban châu Âu có khả năng sẽ gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu thêm một năm nữa. Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) và truyền thông nước ngoài, vào hôm Chủ Nhật, Ủy ban châu Âu cho biết sẽ công bố kết quả điều tra đánh giá sự cần thiết của việc gia hạn biện pháp tự vệ vào ngày 7/6.
Ủy ban châu Âu đã áp dụng biện pháp tự vệ vào tháng 7/2018 sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế bổ sung 25% đối với thép nhập khẩu vào đầu năm đó. Do lo ngại rằng thép rẻ hơn từ các nhà sản xuất châu Á sẽ ăn mòn thị trường châu Âu, Ủy ban châu Âu đã áp mức thuế 25% đối với 26 sản phẩm thép vượt quá hạn ngạch của mỗi quốc gia cho đến ngày 30/6 năm nay.
Sau khi đệ trình ý kiến của mình lên Hội đồng EU, Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có chấp thuận gia hạn trước khi biện pháp hiện tại hết hiệu lực hay không.
Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm thép không gỉ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới do công suất sản xuất tăng chậm hơn so với tốc độ tăng nhu cầu, trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa hồi phục mạnh sau đại dịch Covid-19 và việc vận chuyển hết sức khó khăn do tình trạng thiếu container vẫn còn tiếp diễn, nhất là đối với những hàng hóa nặng như sắt thép.
Xu hướng giá thép không gỉ tăng dự báo sẽ còn tiếp diễn do những diễn biến gần đây liên quan đến chính sách thương mại đối với các sản phẩm thép không gỉ - gây bất lợi cho người tiêu dùng.
Kể từ 1/5, các nhà sản xuất thép không gỉ đến từ Trung Quốc không còn được hưởng mức bồi hoàn thuế xuất khẩu 13% đối với mặt hàng này, làm giảm mạnh động lực xuất khẩu từ các nhà sản xuất thép Trung Quốc và khiến họ chuyển hướng tập trung vào cung cấp thép cho thị trường nội địa thay vì xuất khẩu.
Theo Fastmarkets, giá thép xuất khẩu của Trung Quốc trong thời gian qua đã tăng một cách hợp lý, trên cơ sở các yếu tố cơ bản (cung – cầu) mạnh mẽ. Tuy nhiên, kể từ sau khi Trung Quốc siết chặt xuất khẩu thì giá đã và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng nhiều hơn mức dự kiến.
Và mặc dù các nhà xuất khẩu đã chuyển hướng tập trung cung ứng thép cho thị trường nội địa, song giá thép tại Trunhg Quốc vẫn tiếp tục tăng, cho thấy sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc ở thời điểm này đang rất mạnh mẽ. Do đó, lợi nhuận của các nhà sản xuất thép cũng tăng lên, hiện đạt mức cao nhất trong vòng nhiều năm.