Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát đã ngừng tăng giá, tuy nhiên hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua. Cụ thể, thép cuộn CB240 ghi nhận ở mức 17.730 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.830 đồng/kg.
Thép Việt Ý không thay đổi giá bán so với ngày hôm qua, với dòng thép cuộn CB240 có giá 17.680 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 17.780 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức sau 3 lần tăng giá hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.710 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 18.020 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ đang ở mức cao kỉ lục được ghi nhận, thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.570 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.680 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 dừng ở mức 17.710 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.810 đồng/kg.
Thép Việt Sing, dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện dừng ở mức 17.710 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 có giá 17.910 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát sau 3 lần tăng giá, với thép cuộn CB240 ở mức 17.780 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.880 đồng/kg.
Thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua ở mức 17.810 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.120 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ ngừng tăng giá, với dòng thép cuộn CB240 ghi nhận ở mức 17.680 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.730 đồng/kg.
Thép Pomina với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.270 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 18.470 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát sau khi tăng vượt ngưỡng 17.700 đồng/kg hiện với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.780 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.880 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina với thép cuộn CB240 ở mức 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.170 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.680 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.780 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.760 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.910 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 82 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước, xuống mức 4.781 Nhân dân tệ/tấn.
"Việc Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2022 xuống 5,5% thoạt nhìn có vẻ là một điều khiến giá quặng sắt giảm. Song, có những yếu tố khác có khả năng tiếp tục gây áp lực tăng giá đối với nguyên liệu sản xuất thép này" - Reuters đưa tin.
Hiện tại, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất, đang phải đối mặt với những khó khăn trong nước bên cạnh chịu nhiều thách thức từ những biến động toàn cầu.
Những căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine đang có ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực thép của Trung Quốc, khiến quốc gia này tăng cường sản xuất hơn nữa.
Thương mại có thể sẽ bị đình trệ trong những tháng tới do Ukraine sẽ không thể xuất khẩu vì chiến tranh, trong khi các lô hàng của Nga có thể sẽ gặp khó khăn khi Nga phải chịu lệnh trừng phạt thương mại cũng như những thách thức khác.
Trung Quốc đang chủ trương cắt giảm lãi suất. Chính quyền các địa phương bắt đầu tăng cường chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và dự kiến cắt giảm thuế. Tất cả đều tạo động lực tích cực cho nhu cầu thép.
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc đã có một khởi đầu ổn định trong năm 2022, với Refinitiv ước tính lượng quặng sắt đạt 86,14 triệu trong tháng 1 và 83,69 triệu tấn trong tháng 2.
Nhập khẩu quặng sắt đã tăng trong hai tháng đầu năm 2022, bất chấp các hạn chế đối với sản lượng thép trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh tìm cách giảm ô nhiễm trong mùa Đông và trong Thế vận hội Olympic mùa Đông tại TP.
Hiện tại, những hạn chế này đang chấm dứt và các biện pháp kích thích đang bắt đầu được áp dụng trong nền kinh tế Trung Quốc, khiến nhiều khả năng nhu cầu thép sẽ tăng, do đó sẽ nâng nhập khẩu quặng sắt trong những tháng tới.
Theo Kpler, xuất khẩu của Ukraine sang Trung Quốc là 1,3 triệu tấn trong tháng 1/2022 và 1,96 triệu tấn trong tháng 12/2021. Việc mất đi nguồn cung đó sẽ thắt chặt phần nào thị trường ở Trung Quốc, quốc gia mua khoảng 70% quặng sắt đường biển toàn cầu.
Nói cách khác, việc không có hàng hóa của Ukraine không phải là vấn đề lớn đối với quặng sắt cũng như sự mất mát của dầu thô Nga đối với thị trường dầu mỏ, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng và là xu hướng tăng giá.