Ngày hôm nay, nhiều thương hiệu trong nước như Thái Nguyên, Việt Đức... giảm giá bán. |
Hôm nay, thương hiệu thép Việt Đức tại thị trường miền Bắc giảm mạnh giá bán, cụ thể thép cuộn CB240 ở mức 17.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.180 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Kyoei cũng thông báo giảm giá bán, dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên giá 17.200 đồng/kg.
Công ty thép Thái Nguyên giảm giá bán thép cuộn CB240 hiện là 16.950 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 17.200 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Mỹ sau nhiều ngày ổn định đã giảm giá bán với thép cuộn CB240 ở mức giá 17.460 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.310 đồng/kg.
Thương hiệu thép Hòa Phát, giá các sản phẩm của hãng được giữ nguyên sau khi giảm mạnh giá ngày 7/6, với thép cuộn CB240 ở mức 17.200 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.100 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý sau khi điều chỉnh giảm mạnh giá bán trong ngày làm việc đầu tuần, hôm nay 8/6, giá các sản phẩm được giữ nguyên với thép cuộn CB240 ở mức 17.310 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Với thép Việt Đức giảm mạnh giá bán, dòng thép cuộn CB240 có giá 17.610 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 17.560 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina cũng giảm giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.900 đồng/kg. Dòng thép D10 CB300 hiện có giá là 17.360 đồng/kg.
Thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát giữ nguyên giá bán với thép cuộn CB240 ở mức 17.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.310 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thương hiệu thép Pomina giá thép cuộn CB240 giảm xuống mức 16.750 đồng/kg. Tương tự, thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.200 đồng/kg.
Thương hiệu thép Miền Nam, với sản phẩm thép cuộn CB240 đang ở mức giá 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức giá 17.810 đồng/kg.
Với thương hiệu Hòa Phát, hiện thép cuộn CB240 sau giảm 819 đồng ngày hôm qua đã giữ nguyên ở mức 17.200 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho hiện thép cuộn CB240 đang ở mức 17.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.850 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch Thượng Hải
Chốt phiên giao dịch, giá thép hôm nay giao kỳ hạn đến tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm nhẹ 140 Nhân dân tệ xuống mức 4.979 Nhân dân tệ/tấn.
Vào hôm thứ Hai (7/6), giá quặng sắt giảm do dữ liệu thương mại tháng 5 của Trung Quốc giảm và biên lợi nhuận thép thu hẹp, làm hạn chế triển vọng nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép.
Các nhà phân tích của Sinosteel Futures nhận định rằng: “Việc giá thép giảm mạnh đã kéo theo sự sụt giảm về mặt lợi nhuận của các nhà máy thép. Đồng thời, nhu cầu thép chậm lại gây ra biến động lớn trên thị trường trong ngắn hạn”.
Tuy nhiên, giá quặng sắt vẫn ở mức tương đối cao. Hợp đồng quặng sắt có tính thanh khoản cao nhất trên Sàn DCE đã tăng khoảng 17% so với mức thấp nhất được ghi nhận vào ngày 27/5. Trong khi đó, hợp đồng quặng sắt chuẩn 62% Fe vẫn ở mức trên 200 USD/tấn.
Nguồn cung quặng sắt toàn cầu thắt chặt vẫn là một vấn đề then chốt khiến giá luôn ở mức cao. Vào hôm thứ Sáu tuần trước (4/6), Công ty khai thác Vale SA (Brazil) đã bày tỏ lo ngại rằng, việc đóng cửa các mỏ mới có thể sẽ làm giảm 40.000 tấn quặng sắt mỗi ngày.
Tại một diễn biến khác, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT ngày 30/3/2017 về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu. Thời hạn áp dụng biện pháp là 5 năm kể từ ngày 14/4/2017 đến hết ngày 13/4/2022.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 82, Luật Quản lý ngoại thương và Điều 11 của Hiệp định chống bán phá giá của WTO, ngày 4/6/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định số 1524/QĐ-BCT về việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 10/2018/NĐ-CP, đối với việc rà soát cuối kỳ, Cơ quan điều tra sẽ xem xét một cách toàn diện các nội dung.
Cụ thể đánh giá khả năng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá nếu chấm dứt biện pháp chống bán phá giá; khả năng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Mối quan hệ nhân quả giữa khả năng bán phá giá với khả năng thiệt hại mà ngành sản xuất trong nước phải chịu; sự cần thiết, tính hợp lý và tác động kinh tế - xã hội của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Việc tiến hành điều tra rà soát cuối kỳ với thép mạ đồng thời cũng là cơ sở để Cơ quan điều tra có thể thu thập thông tin, đánh giá chi tiết hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, cân đối cung cầu của thị trường, diễn biến giá của các sản phẩm thép mạ ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thị trường thép đang có những biến động mạnh.
Trên cơ sở kết luận điều tra, Cơ quan điều tra sẽ đưa ra kiến nghị về việc có tiếp tục áp dụng biện pháp hay không hoặc điều chỉnh mức độ áp dụng theo đúng quy định pháp luật và căn cứ trên các thông tin, dữ liệu thực tiễn thu thập được.