Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá thép xây dựng hôm nay 8/7: Thị trường trong nước duy trì ổn định

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá thép hôm nay 8/7/2021, tại thị trường trong nước duy trì mức giá thấp, trong khi đó trên sàn giao dịch Thượng Hải giá thép tăng lên mức 5.390 Nhân dân tệ/tấn.

Trên sàn giao dịch đà tăng vẫn tiếp diễn, giá thép đạt mức 5.390 Nhân dân tệ/tấn
Giá thép tại miền Bắc
Tại thị trường miền Bắc, giá thép cuộn CB240 tiếp tục duy trì từ 15.690 - 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.550 - 16.800 đồng/kg.
Với Tập đoàn Hòa Phát, từ ngày 1/7 tới nay, 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.600 đồng/kg. Đây là mức giá thấp trong vòng 30 ngày qua.
Thương hiệu thép Việt Ý, thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16.390 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.550 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.680 đồng/kg.
Thương hiệu thép Kyoei bình ổn giá bán từ ngày 1/7 tới nay, với dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 16.700 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ, với dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức giá 15.690 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thị trường miền Trung với giá thép cuộn CB240 có mức giá từ 16.190 - 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.040 - 17.150 đồng/kg
Thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát, giá thép cuộn CB240 ở mức 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina ổn định giá từ 21/6 tới nay, 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá là 17.150 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Mỹ tiếp tục bình ổn giá bán, với thép cuộn CB240 có giá 16.190 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Tại thị trường miền Nam, giá thép cuộn CB240 có giá từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.
Cụ thể, thương hiệu Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.550 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, với thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.340 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Chốt phiên giao dịch, giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 78 Nhân dân tệ lên mức 5.390 Nhân dân tệ/tấn.
Vào hôm thứ Tư (7/7), giá thép kỳ hạn của Trung Quốc tăng vọt, với giá thép cây xây dựng và thép cuộn cán nóng đều tăng hơn 3% vào lúc đóng cửa, do được thúc đẩy bởi kỳ vọng cắt giảm sản lượng.
SinoSteel Futures dự đoán giảm sản lượng thép thô đã xuất hiện trở lại trên thị trường. Một số địa phương đã ban hành các văn bản liên quan mặc dù chi tiết vẫn đang chờ thông báo thêm.
Những người tham gia thị trường đã bắt đầu giao dịch dựa trên kỳ vọng về sản lượng thấp hơn, trong khi các yếu tố cơ bản về quặng sắt cũng không hỗ trợ mức tăng giá lớn của mặt hàng này.
Cơ quan hoạch định nhà nước của Trung Quốc cho biết, họ đã đặt mục tiêu tăng mức sử dụng thép phế liệu lên 23% trong 5 năm tới, dự kiến đạt 320 triệu tấn, để tăng nguồn cung và đáp ứng mục tiêu khí hậu của đất nước.
Về phía CARE Ratings - một công ty tư vấn của Ấn Độ cho biết, mặc dù ở mức thấp hơn nhưng sản lượng thép toàn cầu đã tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái trong 5 tháng đầu năm 2021, dẫn đầu bởi Trung Quốc và Ấn Độ.
Đơn vị này cũng chỉ ra rằng, nhu cầu tiếp tục duy trì ở mức cao sau khi các quốc gia nới lỏng hạn chế cấm vận, dẫn đến sản lượng thép thành phẩm cao hơn ở hầu hết các nước sản xuất thép lớn. Với nhiều gói kích cầu khác nhau, nhu cầu toàn cầu phục hồi mạnh đã khiến chênh lệch cung cầu được nới rộng đáng kể, kéo theo đó là sự gia tăng của giá thép trong một năm qua.
Về thị trường Ấn Độ, CARE Ratings dự đoán nhu cầu trong nước có khả năng tăng trở lại sau khi kết thúc đợt gió mùa, phần lớn được thúc đẩy bởi lĩnh vực cơ sở hạ tầng và xây dựng. Giá thép nội địa đang dao động quanh mức chiết khấu so với giá quốc tế, do các nhà sản xuất thép trong nước tin rằng, bất kỳ sự gia tăng giá nào cũng có thể làm giảm sản lượng tiêu thụ trong nước.