70 năm giải phóng Thủ đô

Giá tiêu hôm nay 10/6: Vì sao giá tiêu Brazil luôn thấp hơn Việt Nam?  

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 10/6 trong khoảng 70.000-72.000 đồng/kg. Dự báo trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục bị Brazil cạnh tranh rất lớn về giá trên thị trường. 5 tháng đầu năm, Việt Nam nhập 7.682 tấn từ Brazil, tăng 38,8% và chiếm 61,5% thị phần.

Giá tiêu hôm nay 10/6: Vì sao giá tiêu Brazil luôn thấp hơn Việt Nam?  
Giá tiêu hôm nay 10/6: Vì sao giá tiêu Brazil luôn thấp hơn Việt Nam?  

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 72.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tiếp tục giảm 500 đồng/kg tại các tỉnh Đông Nam Bộ, trừ tỉnh Đồng Nai, trong khi giữ ổn định ở khu vực Tây Nguyên so với cùng thời điểm hôm qua. Đây là ngày suy giảm thứ 5 liên tiếp trong tuần này.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.758 USD/tấn, giảm 0,19%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.350 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 6.207 USD/tấn, giảm 0,19%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn.

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam thông tin, trong tháng 5/2023 Việt Nam đã nhập khẩu 2.315 tấn, trong đó tiêu đen đạt 2.206 tấn, tiêu trắng đạt 109 tấn, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 7,8 triệu USD, so với tháng 4 lượng nhập khẩu giảm 2,3%.

Brazil, Campuchia và Indonesia tiếp tục là 3 quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam chiếm 54,6%; 16,7% và 16%. Olam Việt Nam, Trân Châu, Phúc Thịnh, KSS Việt Nam, Liên Thành và Gia vị Sơn Hà là các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu.

Tính đến hết tháng 5/2023, Việt Nam đã nhập khẩu 12.499 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 11.610 tấn, tiêu trắng đạt 889 tấn, so với cùng kỳ năm ngoái lượng nhập khẩu giảm 27,1% tương đương 4.642 tấn.

3 quốc gia cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam bao gồm: Brazil: 7.682 tấn, tăng 38,8% và chiếm 61,5% thị phần; Campuchia: 2.101 tấn, giảm 68,9% chiếm 16,8%; Indonesia: 1.592 tấn, giảm 45% và chiếm 12,7% thị phần.

Các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu: Olam Việt Nam: 4.890 tấn, giảm 31,7% chiếm 39,1% thị phần. Tiếp theo là các doanh nghiệp Trân Châu: 1.867 tấn, tăng 23,5%; Nedspice: 1.490 tấn, tăng 204,7%.

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết thêm, hồ tiêu Brazil luôn cạnh tranh về giá hơn tiêu Việt Nam. Nhưng do Brazil đang gặp khó khăn, bị kiểm soát về vấn đề vấn đề nhiễm vi khuẩn Samonella ở thị trường EU nên hàng của Việt Nam tương đối cạnh tranh tại EU.

Gần đây để đa dạng thị trường, Brazil cũng đã dần xuất hiện tại Trung Đông và châu Phi với giá chào thấp hơn Việt Nam do có lợi thế về chi phí vận tải, vị trí địa lý. Trong khi đó một phần tập quán nông dân, DN, nhà mua thì thu hoạch là bán chứ không lưu kho nhiều, sẵn sàng hi sinh một phần lợi nhuận. Nên với lợi thế sản lượng vẫn thấp hơn Việt Nam, họ luôn bán dễ hơn và vì vậy giảm thiểu rủi ro nhiều hơn nếu có biến động thị trường.

Dự báo trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục bị Brazil cạnh tranh rất lớn về giá trên thị trường. Đó là chưa kể đến việc Brazil có thể tăng nhanh sản lượng, có thể có nhiều vườn tiêu trẻ trong khi tiêu của Việt Nam đang ở vào giai đoạn khai thác tuổi cây trung niên và cây già nhiều hơn là cây trẻ do tỷ lệ trồng mới rất ít trong những năm qua.