Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 60.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 58.500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 59.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 62.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 61.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường đang có chuỗi ngày đi ngang sau khi tăng thêm 2.500 đồng/kg vào đầu tháng.
Hôm qua, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam chính thức công bố số liệu về tình hình xuất nhập khẩu tháng 10/2022 và 10 tháng đã qua. Theo đó, trong tháng 10/2022 Việt Nam xuất khẩu được 17.861 tấn, tiêu đen đạt 16.248 tấn, tiêu trắng đạt 1.613 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 67,5 triệu USD, tiêu đen đạt 58,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 8,9 triệu USD.
So với tháng 9, lượng xuất khẩu tăng 26,8%, kim ngạch tăng 17,2%. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 10 đạt 4.320 tấn, tăng 19,9% so với tháng trước. Đáng chú ý, lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh 84,5% đạt 3.921 tấn, so với tháng 9/2022 và đây cũng là lượng nhập khẩu lớn nhất tính từ tháng 5/2021 của Trung Quốc (5.048 tấn).
Đứng đầu xuất khẩu trong tháng 10 vẫn là các doanh nghiệp Olam: 2.313 tấn, Trân Châu: 1.362 tấn, Phúc Sinh: 1.277 tấn. Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu đi Trung Quốc bao gồm: Minh Quang Ls: 1.113 tấn, Hồng Phúc Lạng Sơn: 959 tấn, XNK Logistics: 577 tấn.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 2.174 tấn, trong đó tiêu đen đạt 2.060 tấn, tiêu trắng đạt 114 tấn. So với tháng trước lượng nhập khẩu tăng 27,3%, kim ngạch tăng 14,6%. Các doanh nghiệp nhập khẩu lớn trong tháng 10 bao gồm: Olam: 597 tấn, Gia vị Việt Nam: 594 tấn, Haprosimex JSC: 270 tấn, Nedspice: 261 tấn. Brazil là nước cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam trong tháng đạt 1.512 tấn, chiếm 69,5%.
Theo báo cáo quý 3 năm 2022 của ngành hồ tiêu toàn cầu, những yếu tố tiêu cực làm giảm giá hồ tiêu gồm: Lãi suất tiếp tục tăng để kiềm chế lạm phát; chiến tranh ở Ukraine đẩy giá các mặt hàng thiết yếu; cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu và khủng hoảng tín dụng toàn cầu đã khiến hầu hết các đồng tiền tiêu dùng trong nước giảm giá dẫn đến chi phí nhập khẩu cao hơn. Những nguyên nhân trên cùng với việc Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách "Zero Covid" khiến nhu cầu đối với hồ tiêu bị xói mòn.