Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 73.000 đồng/kg.Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 73.000 đồng/kg.Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 75.500 đồng/kg.Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.500 đồng/kg. Sáng nay giá tiêu tiếp tục đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua.Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giữ nguyên ở mức 42.000 rupee/tạ. Hiện giá tiêu Việt Nam và Ấn Độ đang có chuỗi ngày đi ngang liên tiếp. Xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 6/2020 đạt 33.155 tấn, tăng 5.192 tấn, tức tăng 18,57 % so với tháng trước và tăng 12.972 tấn, tức tăng 64,27% so với cùng kỳ năm trước. Giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam bình quân trong tháng 6/2021 đạt 3.540 USD/tấn, tăng 4,4 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 5/2021.Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 6 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 154.038 tấn tiêu các loại, giảm 12.477 tấn (7,49%) so với khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên giá trị kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 496,84 triệu USD, tăng 141,43 triệu USD, tức tăng 39,79 % so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu vui cho ngành hồ tiêu Việt, khi trị giá tiêu được nâng lên. Tuy vậy, giá tiêu tăng cũng chỉ để bù chi phí vận tải cho các đơn vị xuất khẩu, còn đối với người nông dân thì bù lại giá phân bón, chi phí tái đầu tư... Dù tâm lý mở rộng diện tích trồng tiêu quay trở lại sau vụ vừa qua nhưng ở một số nơi, nhất là tại những vùng từng là "thủ phủ" hồ tiêu, người nông dân đã "ngấm đòn", hiện không còn mặn mà với loại cây trồng này.Ghi nhận của báo Gia Lai tại xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai). Thời hoàng kim, xã Ia Blứ có hàng trăm tỷ phú nhờ hồ tiêu được mùa, được giá. Tuy nhiên, từ năm 2015, hàng loạt vườn hồ tiêu bị chết do dịch bệnh, nắng hạn khiến đời sống của hàng ngàn hộ dân lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ xứ đi làm thuê. Theo thống kê, trong giai đoạn này, diện tích hồ tiêu trên địa bàn xã bị chết do dịch bệnh, nắng hạn lên đến hơn 1.000 ha. Ông Nguyễn Bá Hoành Thiên - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Blứ cho biết: Thời điểm đó, đời sống người dân trong xã vô cùng khó khăn, nợ ngân hàng chồng chất, khoảng 1.400 người đi đến các tỉnh khác mưu sinh. Để từng bước vực dậy nền kinh tế, bên cạnh tập trung tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Trong đó, tập trung triển khai các mô hình phát triển cây ăn quả, chăn nuôi dê, trồng dâu nuôi tằm… Hiện nay, tư duy sản xuất nông nghiệp của người dân đã có sự thay đổi. Bà con biết đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, không chạy theo phong trào để tránh rủi ro. Người dân cũng liên kết thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản. Nhờ đó, cuộc sống của người dân nơi đây từng bước ổn định, thu nhập được nâng lên.Tại "thủ phủ" hồ tiêu khác của Gia Lai, ông Nguyễn Văn Hợp - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Sê, khuyến cáo, với việc phát triển, phục hồi diện tích hồ tiêu vụ tới bà con không nên “thấy lợi trước mắt rồi ồ ạt trồng mới”. Trước mắt, người dân tiếp tục thực hiện thâm canh sản xuất những vườn hiện có đảm bảo phát triển tốt. Nếu bà con trồng mới thì áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm thì mới tổ chức sản xuất bền vững được.