Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá tiêu hôm nay 15/8: Tăng nhẹ 500 đồng/kg, thị trường lao đao trước làn sóng Covid-19 thứ 2

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 15/8/2020 ở Tây Nguyên và miền Nam đang được thu mua trong khoảng từ 47.000 - 49.500 đồng/kg, có xu hướng tăng nhẹ.

Theo ghi nhận trên thị trường giá nông sản trong nước, giá tiêu đầu giờ sáng hôm nay 15/8/2020 đang được thu mua trong khoảng từ 47.000 - 49.500 đồng/kg, giữ nguyên so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Tuy nhiên tại 1 số địa phương có dấu hiệu tăng giá nhẹ do ảnh hưởng của giá tiêu thế giới.
 Giá tiêu hôm nay 15/8: Tăng nhẹ 500 đồng/kg, thị trường lao đao trước làn sóng Covid-19 thứ 2
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay hiện được thu mua với mức 48.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, Đồng Nai giá tiêu hôm nay giữ ở mức 47.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay được thu mua 49.500 đồng/kg, đây vẫn là địa phương cao nhất toàn miền.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 48.500 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu toàn miền hôm nay vẫn dao động trong khoảng từ 47.000 - 49.500 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ chốt tại 33.500 rupee/tạ, tăng 0,5%, tương đương 166.65 rupee/tạ.
Theo thống kê, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm cả về khối lượng và trị giá do chịu tác động kép từ đại dịch Covid-19 cũng như dư cung.
Trong 5 thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất, bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Đức, Pakistan và Hà Lan với 37,9% thị phần, chỉ có thị trường Mỹ có khối lượng xuất khẩu tăng. Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất của Mỹ, hiện chiếm tới 67% tổng lượng nhập khẩu tiêu của thị trường này.
Trên thị trường thế giới, trong tháng 7, giá tiêu giao tại cảng có xu hướng tăng tại thị trường Ấn Độ và Malaysia, trong khi giá tiêu tại Brazil và Việt Nam giữ ổn định và giá tiêu của Indonesia giảm.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo, trong các tháng tới sức mua sẽ giảm từ thị trường EU và Mỹ trước làn sóng Covid-19 thứ 2 tại các thị trường này.