Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 65.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 64.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 64.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 66.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 65.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tăng 500 đồng/kg tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giữ ổn định tại các địa phương còn lại so với cùng thời điểm hôm qua.
Dù luôn có giá bán cao nhất nhưng nông dân trồng tiêu khu vực Đông Nam bộ cũng đang kém vui về hồ tiêu.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang có hơn 11.000ha hồ tiêu. Nhiều nhà vườn lo lắng bởi giá hạt tiêu thấp.
Theo người dân, do chất lượng tốt nên giá hạt tiêu của tỉnh luôn cao hơn giá bình quân trong nước và hiện đang được mua ở mức 66.500 đồng/kg, cao hơn 13.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2021, nhưng thấp hơn 15.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2022.
Với mức giá này, sau khi trừ chi phí chăm bón và thuê nhân công, khả năng các hộ trồng tiêu sẽ bị lỗ rất lớn.
Các nhà vườn nhận định, năm nay sản lượng hồ tiêu giảm mạnh do diện tích thu hẹp, lại mất mùa, giá tiêu có thể tăng nên nhiều người găm hàng chờ tăng giá.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.485, giảm 0,34% USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.950 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.000 USD/tấn, giảm 0,33%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.325 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.375 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.880 USD/tấn. Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế liên tiếp điều chỉnh giá tiêu Indonesia từ đầu tuần.
Trong khi đó, theo bản tin mới nhất của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, thị trường tuần trước tiếp tục cho thấy phản ứng trái chiều, chỉ có giá tiêu Ấn Độ ghi nhận sự gia tăng.
Cụ thể, giá tiêu Ấn Độ tăng trong tuần từ 6/3 - 10/3, nguyên nhân một phần nhờ vào đồng Rupee Ấn Độ tăng 1% so với USD (81,92 INR/USD).
Ở chiều ngược lại, mặc dù đồng Rupee Sri Lanka tăng 9% so với USD (325,62 LKR/USD) nhưng giá tiêu nội địa Sri Lanka giảm trong tuần trước.
Tại Đông Nam Á, giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Indonesia ghi nhận chiều hướng giảm do đồng Rupiah Indonesia giảm 1% so với USD (15.403 IDR/USD), một số nông dân trữ hàng để chờ tăng giá.
Trong khi đó giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Malaysia ổn định và không thay đổi.