Giá tiêu hôm nay 17/6: Tăng phiên thứ 3 liên tiếp, liệu giá tiêu có thể đạt 100.000 đồng/kg vào cuối năm 2021? |
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 74.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Sáng nay, giá tiêu tăng 500 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua. Như vậy, sau 3 ngày tăng liên tiếp, giá tiêu đang cao hơn 2.000 - 3.000 đồng/kg so với đầu tuần.Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giảm 396,8 rupee/tạ, ở mức 41.388,9 rupee/tạ. Trái ngược với đà tăng của thị trường trong nước, giá tiêu Ấn Độ có phiên giảm thứ 3 liên tiếp.Đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê nhận định, trong vài ba tháng tới cho đến cuối năm nay và các năm tiếp theo, giá cả sẽ tốt dần lên và khả năng đến cuối năm giá sẽ đạt từ 90.000 đến 100.000 đồng/kg.Theo đó, lịch sử thị trường hồ tiêu đã trải qua nhiều chu kỳ lên xuống giá. Chu kỳ gần nhất từ năm 2001- 2006 là chu kỳ giá xuống, chạm đáy vào năm 2006. Từ đó, giá bắt đầu đi lên cho đến năm 2015, giá đạt đỉnh là trên 200 ngàn/kg hồ tiêu.Từ năm 2016 giá tiêu bắt đầu đi xuống cho đến năm 2020 thì giá chạm đáy, đỉnh điểm là vào tháng 4/2020 giá tiêu chỉ còn 34.000/kg. Từ khoảng tháng 4/2021 đến nay, giá tiêu bắt đầu chu kỳ tăng giá, hiện tại lên 70.000 đồng/kg, dự báo tiêu tiếp tục tăng lên 100.000/kg đến cuối năm, giá sẽ tăng theo chu kỳ.Ở chiều ngược lại, một số ý kiến cho rằng, giá tiêu tăng từ nay đến cuối năm là điều chắc chắn, nhưng mức tăng sẽ không cao như kỳ vọng. Bởi vẫn còn những yếu tố bất lợi. Trong đó có Covid-19 tiếp tục khiến nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn ít nhiều làm ảnh hưởng và giảm tiêu thụ hạt tiêu, làm đứt gãy lưu thông hàng hoá giữa Việt Nam và các nước.Ngoài ra, giá cước tàu vận chuyển đi các nước Trung Đông, EU, Mỹ… tăng lên quá cao, chi phí logistics tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cước vận tải tăng cao trong khi container cũng không có để vận chuyển hàng khiến lượng xuất khẩu sụt giảm. Thêm vào đó, lượng tiêu toàn cầu sẽ được bổ sung từ vụ thu hoạch của Indonesia, sẽ giảm áp lực lên nguồn cung.Lũy kế 5 tháng đầu năm nay, lượng tiêu xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ XNK Trân Châu, doanh nghiệp xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam, giảm tới 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái.Hay với Phúc Sinh, lượng xuất khẩu cũng giảm tới gần 44% trong 5 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, Olam Việt Nam và Nedspice Việt Nam gần như không đổi với mức biến động trên dưới 4%.