Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 76.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 74.500 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 79.000 đồng/kg, tăng 2.500 đồng/kg.Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 78.000 đồng/kg, tăng 2.500 đồng/kg. Như vậy đầu giờ sáng nay giá tiêu tại các vùng trồng trọng điểm tiếp tục tăng 2.000 - 2.5000 đồng/kg so với đầu giờ sáng hôm qua.Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ tăng 112,3 rupee/tạ ở mức 37.983,35 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 18/3/2021 đến ngày 24/3/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 319,7 VND/INR.Ghi nhận tại thị trường trong nước, giá tiêu tăng nóng đang đẫn đến tình trạng bán cà phê để trữ hồ tiêu. Thị trường tiêu chưa có dấu hiệu cho thấy sự "hạ nhiệt". Nhiều nơi đã thu mua vượt mốc 80.000 đồng/kg.Ngày 17/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng cho biết, giá tiêu nguyên liệu mua vào hiện tăng 20.000 tới 25.000 đồng/kg so với khoảng 1 tháng trước đó. Tuy nhiên, giá tiêu tăng được nhận định do các doanh nghiệp trong nước thu mua mạnh, giá tăng nóng. Trong khi giá tiêu xuất khẩu tăng không cao, vẫn ở mức 4.100 USD/tấn. Theo nhiều người dân trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh, mức giá tiêu như trên hiện đã cao hơn giá thành sản xuất, người dân đã có lời nhưng không nhiều. Với giá tiêu tăng cao, người dân rất vui mừng nhưng vẫn lo lắng vì mấy năm nay, giá tiêu thiếu ổn định, thường giảm nhiều hơn tăng.Tại Đắk Lắk, dù hồ tiêu đang được giá cao nhưng vụ năm nay, sản lượng bị sụt giảm mạnh, thậm chí có nơi giảm sút đến 50%. Thêm vào đó, bệnh hại trên cây tiêu chưa được xử lý triệt để cũng làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng. Do vậy, nhiều nhà vườn nhìn thấy giá tiêu tăng liên tục cũng không khỏi "rớt nước mắt" vì sản lượng giảm, thậm chí không có tiêu mà bán.Bên cạnh đó, khan hiếm nhân công dù tiền thuê từ 180 đến 200 ngàn đồng/ngày cũng đang khiến các chủ vườn đau đầu. Tại Gia Lai, từ huyện Chư Prông đến Chư Sê, Ia Grai, Đak Đoa đang rất khó tìm nhân công hái hồ tiêu. Bà Phạm Thị Hằng (tổ 3, thị trấn Đak Đoa) cho biết: Tuy mới vào vụ thu hoạch nhưng nhiều hộ trồng hồ tiêu rất vất vả tìm nhân công thu hái. Năm trước, tôi thuê 10-15 nhân công với giá 160.000 đồng/người/ngày. Năm nay, công lao động tại địa phương từ 180.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày, còn phải bao ăn ngày 3 bữa mà vẫn không kiếm ra.Ông Nguyễn Đình Trọng - Chủ tịch UBND xã Bình Giáo (huyện Chư Prông) cho hay: “Toàn xã hiện có hơn 75 ha hồ tiêu, giảm hơn 50% so với các năm trước. Năm nay, nhiều người trồng hồ tiêu đang đau đầu với việc thiếu nhân công thu hoạch. Nếu để hồ tiêu quá chín mà không thu hái kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cho vụ sau. Hiện tại, giá thuê nhân công thu hái cũng cao nhưng khó tìm được người làm”.