Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 82.500 đồng/kg.Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 81.500 đồng/kg.Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 82.000 đồng/kg.Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 84.000 đồng/kg.Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 83.000 đồng/kg.Sáng nay giá tiêu trong nước đi ngang so với cùng thời điểm sáng qua. Trong khi đó giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam từ đầu tháng vẫn giữ ổn định. Kết thúc tuần trước, giá tiêu giảm 500 - 1.000 đồng/kg. Từ đầu tháng, thị trường trong nước mất 5.000 - 5.500 đồng/kg.Hiện nay, cà phê, hồ tiêu vẫn đang là những cây trồng chủ lực của nông nghiệp Việt Nam, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân và nền kinh tế. Trong năm nay, hồ tiêu ước đạt xuất khẩu gần 1 tỷ USD, trong khi cà phê có thể lên đến 3 tỷ USD. Hiện vụ cà phê mới ở Việt Nam đang chuẩn bị thu hoạch rộ, sau đó vụ hồ tiêu cũng bắt đầu thu hái từ sau Tết Nguyên đán. Một điểm chung của cả 2 thị trường trên đó là đang tồn tại những nghịch lý.Với cà phê, trong khi thị trường thế giới tăng cao, lập đỉnh 10 năm, cộng với phân bón, giá xăng dầu, giá nhân công thu hái phi mã, thì giá cà phê nguyên liệu trong nước vẫn "đủng đỉnh", tăng nhưng chậm. Thậm chí nhiều nhà vườn đang rất bị động trong tiêu thụ cà phê vụ mới.Câu chuyện hồ tiêu cũng mang dáng dấp tương tự. Khi thị trường thế giới khan hàng, nguồn cung sụt giảm, giá các nước vẫn ổn định và tăng đều thì thị trường trong nước lại trượt dốc. Chuyên gia đánh giá, thị trường hàng nông sản Việt Nam thường bị thao túng, và nông dân là những người hưởng lợi ít nhất, bị hại nhiều nhất sau mỗi đợt điều chỉnh của thị trường.Chuyên gia Nguyễn Quang Bình vừa thông tin về một đợt khảo sát nhanh tại Bảo Lộc, Di Linh (Lâm Đồng) vào đầu tuần trước cho thấy, hiện nhiều vườn cà phê vẫn chưa thu hái do thiếu lao động, dù tiền công trả rất cao. Tại nhiều nơi, tỷ lệ trái chín nhiều những chưa thu hái vì những biện pháp giãn cách chống dịch, và một số yếu tố thị trường khác như thiếu người mua, nhà vườn chưa bằng lòng với giá mua của các đại lý.Sau gần 2 năm chìm trong đại dịch, thị trường cho rằng người bán chắc chắn phải bán. Cho nên, tâm lý người mua vẫn muốn chờ đợi một áp lực bán mạnh từ phía nông dân, do nhiều gia đình đã cạn tiền chi tiêu và không còn lực tài chính để giữ hàng. Ngược lại, một số nhà xuất khẩu không thể mua mạnh vì thiếu hợp đồng lớn và giao xa cũng như khâu tín dụng đang ngặt nghèo, còn nhà nhập khẩu lại đang mất phương hướng với giá cước tàu biển.Chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định, khi nhà vườn bị động với vụ mùa mới, thiết nghĩ các ngân hàng và hiệp hội ngành hàng nhanh chóng can thiệp bằng các biện pháp hỗ trợ tài chính, giúp nông dân cà phê tránh được những khó khăn đang thực sự ngay đầu mùa.Đó là câu chuyện của cà phê hiện tại, liệu nó có lặp lại với hồ tiêu khi còn chưa đầy 3 tháng nữa là tới mùa thu hái???