Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá tiêu hôm nay 22/12: Doanh nghiệp thận trọng dù dự đoán xuất hiện chu kỳ tăng giá đầu năm 2021

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 22/12 trong khoảng 52.500 - 55.500 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua, duy chỉ giảm nhẹ 500 đồng/kg ở Đồng Nai.

Giá tiêu hôm nay 22/12: Doanh nghiệp thận trọng dù dự đoán xuất hiện chu kỳ tăng giá đầu năm 2021
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay hiện được thu mua với mức 54.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 53.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 52.500 đồng/kg, giảm nhẹ 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 55.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 55.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giảm 116,5 rupee/tạ (0,33%) xuống mức 35.227,25 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 12/2020 tăng 100 rupee/tạ (0,28%), chốt ở mức 35.850 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 17/12/2020 đến ngày 23/12/2020 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 314,87 VND/INR.

Sau thời gian tăng mạnh trong tháng 11/2020 do ảnh hưởng của mưa lũ đến các vùng trồng trọng điểm, giá tiêu thời gian đầu tháng 12 bắt đầu sụt giảm. Tuy vậy, so với đầu năm mức tăng hiện tại của giá tiêu cũng khoảng 35 - 40%, đây là tín hiệu tốt cho bà con trồng tiêu khi sắp bước vào vụ thu hoạch mới.

Hiện mối lo dịch bệnh đang là vấn đề của các nhà vườn, nhiều dự đoán cho thấy sản lượng vụ mới sẽ giảm (do nhiều nguyên nhân). Do đó sẽ bắt đầu chu kỳ tăng giá mới từ đầu năm 2021, lúc đỉnh điểm có thể lên tới trên 70.000 đồng/kg.

Tuy vậy, các doanh nghiệp đang thận trọng hơn, bởi họ nhìn nhận nhu cầu tiêu vẫn còn ở mức thấp do tình hình Covid-19 đang rất phúc tạp, nhất là chủng mới tại Anh khiến châu Âu lại rơi vào cảnh "tê liệt".

“Ngày xưa 10 người muốn bán thì bây giờ con số ấy giờ lên 50 – 60 người. Trong khi nhu cầu không có do nhiều nhà hàng trên thế giới phải đóng cửa. Phân khúc nhà hàng, khách sạn ở Châu Âu tiêu thụ rất nhiều hồ tiêu của Việt Nam nhưng hiện cũng đang bị tê liệt. Thậm chí, sang năm 2021, tôi cho rằng lượng tiêu thụ hồ tiêu của Việt Nam có thể giảm tới 50%”, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phúc Sinh Group đánh giá.

Điều này dẫn tới việc các doanh nghiệp không mua tồn kho nhiều và thận trọng hơn.