Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 87.500 đồng/kg.Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 86.500 đồng/kg.Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 86.500 đồng/kg.Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 89.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 88.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.Sáng nay giá tiêu trong nước tăng 500 đồng/kg tại các tỉnh Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Thị trường trong nước tiếp tục có ngày tăng thứ 3 liên tiếp.Hiện nay, diện tích trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 11.000ha, giảm gần 2.000ha so với cùng kỳ năm 2019. Trong 8 tháng năm 2021, sản lượng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh đạt 19.706 tấn. Còn tại Bình Phước, diện tích trồng tiêu của địa phương này gần 16.000 ha, sản lượng đạt gần 30.000 tấn.Thời gian qua giá tiêu tăng cao khiến bà con rất vui mừng. Tại các tỉnh Đông Nam Bộ, ghi nhận giá đại lý thu mua nhiều nơi cao hơn giá tham khảo trên mạng. Như tại Bà Rịa - Vũng Tàu, theo phản ánh của báo địa phương, giá hồ tiêu có thời điểm lên đến 97.000 đồng/kg (19/10), mức cao nhất trong nhiều năm qua.Một địa phương khác ở Nam Trung Bộ, tuy có diện tích trồng tiêu không lớn nhưng cũng ghi nhận mức giá rất cao. Phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên) cho biết, hiện giá tiêu ở mức 100.000 đồng/kg, tăng từ 20.000-30.000 đồng/kg so với đầu vụ. Giá tiêu tăng, nhưng thời điểm thu hoạch đã kết thúc và ít có người trữ tiêu hạt số lượng lớn để bán ra thị trường.Hiện nay, huyện Tây Hòa có 270ha tiêu, trong đó 93ha trong thời kỳ kinh doanh, năng suất đạt 25 tạ/ha. Thời gian qua giá tiêu giảm mạnh, có lúc dưới 40.000 đồng/kg, nhiều người canh tác loại cây trồng này chuyển sang trồng cây ăn trái, cây ngắn ngày khác. Năm nay tiêu tăng giá cao so với năm trước nên nhiều người có hướng quay lại đầu tư chăm sóc vườn tiêu.Xu hướng mở rộng diện tích trồng tiêu khi được giá cũng ghi nhận ở đa số địa phương có thế mạnh về trồng hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, người dân không nên cứ thấy giá tiêu tăng cao, có lãi là ồ ạt trồng. Thay vào đó, người trồng tiêu nên tập trung chăm sóc vườn tiêu hiện có theo hướng hữu cơ, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, người dân cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh, không để dư lượng trong hạt tiêu và đăng ký với hiệp hội để bán tiêu sạch nhằm đạt được giá tốt nhất.Ngoài ra, người trồng tiêu cần chuyển hướng đa dạng cây trồng, từ chỗ chỉ độc canh cây tiêu, thì nên đa canh, xen canh, tăng thu nhập trên cùng 1 diện tích. Điều này góp phần hạn chế sâu bệnh, giảm chi phí sản xuất. Đồng thời, người dân cần thay đổi thói quen sản xuất an toàn, theo hướng hữu cơ, an toàn...Việc mở rộng diện tích trồng tiêu đưa đến hy vọng bù đắp lại sản lượng liên tục giảm trong những năm qua của hồ tiêu trong nước. Tuy nhiên, theo dự đoán việc cân bằng sản lượng không thể "1 sớm 1 chiều". Bởi diện tích trồng mới chưa thể thu hoạch ngay, còn diện tích tiêu già cỗi, tiêu chết trong vụ tới còn rất nhiều. Đơn cử như tại Bình Phước.Theo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Bình Phước, thời điểm này cây tiêu đang bước vào giai đoạn nuôi trái, nhưng tại nhiều địa phương xuất hiện một số bệnh như: Chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng, thán thư gây hại…, gây hại hàng trăm ha tiêu của nông dân trên địa bàn.Cụ thể, bệnh chết chậm đã lây lan cho 704 ha tiêu chủ yếu tại thị xã Bình Long, huyện Lộc Ninh và Bù Gia Mập. Bệnh tuyến trùng gây hại cho 661 ha tiêu tại thị xã Bình Long, huyện Bù Đăng và Bù Gia Mập.Bệnh thán thư gây hại cho 158 ha tiêu tại các huyện Lộc Ninh, Phú Riềng và Bù Đăng. Bệnh chết nhanh gây hại cho 101 ha tiêu, tập trung chủ yếu ở thị xã Bình Long, huyện Bù Gia Mập và Bù Đăng.Trước những thiệt hại của nông dân trồng tiêu, trước đó vào tháng 5/2021, UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt chính sách hỗ trợ nông dân có tiêu trồng bị chết với tổng diện tích hỗ trợ 1.658 ha, kinh phí hỗ trợ 8,2 tỷ đồng.Tình cảnh trên cho thấy, tình trạng cung không đủ cầu tiếp tục tái diễn, đẩy giá tiêu tăng cao cho tới hết mùa sau.