Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá tiêu hôm nay 29/12: Nhận quà Giáng sinh, giá tiêu đồng loạt tăng

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 29/12 tăng tại các vùng trồng trọng điểm. Qua kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, giá tiêu Ấn Độ cũng tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 29/12: Nhận quà Giáng sinh, giá tiêu đồng loạt tăng
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 53.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay giữ nguyên ở mức 52.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 52.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 54.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 53.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch sáng nay (giờ Việt Nam), giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ tăng 63,65 rupee/tạ (0,18%) ở mức 35.263,65 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 24/12/2020 đến ngày 30/12/2020 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 313,7 VND/INR.

Giữa tháng 12/2020, giá hạt tiêu xuất khẩu ổn định tại thị trường Brazil và Malaysia, tăng tại Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam, nhưng giảm tại Trung Quốc. Trong thời gian tới, dự báo thị trường hạt tiêu sẽ diễn ra sôi động. Nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu vào mùa đông và cuối năm đã tác động tích cực lên thị trường. Cuối năm cũng là thời điểm các doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa, phục vụ cao điểm Tết.

Tuy nhiên, thực tế là cuối năm nay hoạt động xuất khẩu của các DN đang gặp khó khăn chung là thiếu container rỗng để đóng hàng, giá cước vận chuyển đường biển tăng đột biến khiến không ít DN lo lắng.

Tình trạng thiếu container rỗng thời gian gần đây chủ yếu do dịch Covid-19, việc giãn cách xã hội trên thế giới, ảnh hưởng đến việc giải phóng hàng hóa ở các cảng. Tại châu Âu, Mỹ và Úc… vẫn còn tồn đọng lượng container do chủ hàng chưa làm thủ tục thông quan.

Các chủ tàu cũng ưu tiên đưa container rỗng về Trung Quốc nhiều hơn do hàng nhiều, chi phí cao hơn. Trong khi đó, hàng nhập khẩu, lượng container rỗng về Việt Nam cũng ít hơn vì tốn chi phí.