Giá tiêu hôm nay 4/11: Tiếp tục rời xa mốc 90.000 đồng/kg, nhưng đây mới là mối lo với người trồng tiêu |
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 86.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 85.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 85.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 87.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 86.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.Sáng nay giá tiêu trong nước tiếp tục giảm 500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giảm 1.000 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Sau 2 ngày suy giảm liên tiếp, giá tiêu ngày càng rời xa mốc 90.000 đồng/kg. Theo nhận định, khi mức giá chạm mốc 90.000 đồng/kg, một bộ phận còn tích trữ tiêu đã đồng loạt bán mạnh, phần vì được giá, phần để có tiền đầu tư sang vụ cà phê mới, hoặc cho chi dùng dịp cuối năm.Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, giá tiêu xuất khẩu trong 10 tháng năm 2021 tăng tới 71,3%, đạt 3.434,2 USD/tấn. Nhờ giá tiêu xuất khẩu tăng vọt nên dù khối lượng xuất khẩu giảm 5,7%, nhưng giá trị xuất khẩu tiêu vẫn tăng 44,2%. Số liệu thống kê cho thấy, so với đầu năm, giá tiêu đen tại các nước sản xuất chủ chốt như Indonesia, Brazil, Việt Nam và Malaysia đã tăng từ 45 - 62,5% còn giá tiêu đen Ấn Độ ít biến động hơn, tăng 19,1%. Giá tiêu trắng tại Việt Nam hiện đã cũng đã cao hơn 44,4%, Indonesia tăng 47,6% và Malaysia tăng 65,8%.Theo dõi thông tin trên các diễn đàn hồ tiêu và phản ánh của truyền thông, tại các vùng trồng tiêu trọng điểm của nước ta, nhất là khu vực Tây nguyên đã hứng chịu những trận mưa lớn trong tháng 10 vừa qua, và dự đoán năm nay lượng mưa tại Tây Nguyên vẫn còn cao. Do lượng mưa quá lớn, kéo dài đã làm nhiều diện tích trồng hồ tiêu bị ngập úng, một số diện tích đã bắt đầu chết, gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như tạo tâm lý hoang mang lo lắng cho người dân. Mưa lớn, độ ẩm cao tạo điều kiện cho các loại bệnh hại trên cây hồ tiêu như bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư…Để chủ động phòng trừ dịch bệnh trên cây hồ tiêu, chuyên gia khuyến cáo, với những vườn bị ngập úng bà con nông dân cần thực hiện gấp các giải pháp như nhanh chóng thoát nước cho vườn tiêu sau mưa lũ; đào hệ thống thoát nước theo ô bàn cờ, có độ sâu 40 – 50 cm, nếu đất có độ dốc cao thì đào theo hình xương cá; đào rãnh thoát nước chính sâu trên 50 cm xung quanh vườn; phá bỏ bồn giữ nước quanh gốc tiêu để tránh đọng nước. Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm, thu gom tàn dư cây bệnh mang ra khỏi khu vực vườn tiêu để đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột. Hạn chế đi lại trong vườn, không được bón thêm các loại phân hoặc phun thuốc kích thích khi chưa xử lý thuốc phòng bệnh. Khi trời tạnh ráo tiến hành sử dụng các loại thuốc hóa học đặc hiệu như: Agrifos, Ridomil gold, Mataxyl... bằng cách phun lên toàn bộ cây và tưới vào gốc với liều lượng và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Khuyến khích áp dụng các biện pháp trồng hồ tiêu theo hướng bền vững, hữu cơ, sinh học. Sử dụng giống có nguồn gốc, bảo đảm chất lượng; không nên phát triển diện tích hồ tiêu trồng mới ở những vùng không đủ điều kiện canh tác, vùng có mực nước ngầm cao.