Sáng nay, giá vàng trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng so với phiên trước. Lúc 8 giờ 30 phút (giờ Hà Nội), giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á ở quanh ngưỡng 1.879 USD/ounce, tăng gần 7 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.
Trước đó, giá vàng thế giới giao ngay chốt phiên đêm qua - rạng sáng nay tại thị trường Mỹ (giờ Hà Nội) đứng ở mức 1.875 USD/ounce, hạ nhẹ 2 USD/ounce so với chốt phiên trước tại thị trường này.
Giá vàng SJC tại thị trường tự do trong nước phiên sáng nay vẫn đi ngang so với chốt phiên trước. Cụ thể, cùng thời điểm trên, giá vàng SJC tại thị trường TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 66,15 – 66,95 triệu đồng/lượng.
Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch mua - bán trong khoảng 66,15 – 66,97 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán ở mức 800.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại tập đoàn Doji niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 66,1 – 66,9 triệu đồng/lượng, đi ngang chiều mua vào, nhưng giảm 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1 triệu đồng/lượng. So với giá mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã tăng đến đến 200.000 đồng/lượng chiều mua vào.
Giá vàng SJC tại công ty Phú Quý 66,15 – 66,95 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán là 800.000 đồng/lượng. So với giá mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã tăng đến 150.000 đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý 24K được công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 53,55 – 54,4 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 850.000 đồng/lượng.
Vàng nguyên liệu 9999 của tập đoàn Doji niêm yết giá mua - bán tại Hà Nội quanh mức 53,3 – 54,5 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 850.000 đồng/lượng.
Giá vàng thế vẫn trong xu hướng tăng khi thị trường đón nhận thông tin WB mới đây đã hạ dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu. Theo đó, tổ chức này cho biết, tăng trưởng GDP thế giới năm 2023 chỉ ở mức 1,7%, thấp hơn mức dự báo tăng trưởng trước đó là 3% và sẽ tăng lên 2,7% trong năm 2024. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ 1993 trở lại đây. Và đây là lần suy thoái thứ 2 trong 1 thập kỷ qua, khi năm 2020 bị giảm so dịch bệnh Covid-19.
Trong đó, WB dự báo kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 0,5% năm 2023 và GDP 20 nước khu vực đồng chung châu Âu (EU) có thể không tăng. Trung Quốc vẫn đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và thị trường bất động sản đóng băng cũng sẽ không có được mức tăng trưởng GDP như kỳ vọng.
Các nền kinh tế lớn là Mỹ, Trung Quốc, khu vực châu Âu chậm phát triển sẽ tác động đến sự tăng trưởng của các nước đang phát triển, nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam. Bởi khi các nước xuất khẩu nhiều sẽ chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế toàn cầu phải thu hẹp nhu cầu mua sắm, tiêu dùng.
Trung Quốc vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng (CPI) tháng 12 ở mức 1,8%, bằng với mức dự báo, nhưng cao hơn mức của tháng trước 1,6%. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 12 lại âm 0,7%, thấp hơn dự báo âm 0,1% và mức âm 1,3% của tháng trước. Đây là tín hiệu tích cực của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Giá cả ổn định sẽ giúp chi tiêu tiêu dùng tăng, giúp cho hoạt động sản xuất được hỗ trợ. Kinh tế được dự báo kém tăng trưởng đã giúp cho giá vàng tiếp tục đi lên, khi nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vàng còn tăng giá.
Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên thận trọng giữ một phần tài sản là tiền để dễ chuyển đổi hoạt động đầu tư. Bởi nền kinh tế Trung Quốc đã cho tín hiệu tích cực.
Trong tuần này, Mỹ sẽ công bố chỉ số CPI tháng 12. Dự báo CPI của Mỹ sẽ tiếp tục giảm, điều này cho thấy chính sách thắt chặt tiền tệ thời gian qua của Fed có hiệu quả. Nếu CPI của Mỹ giảm, có thể vàng sẽ mất giá, nhường chỗ cho các tài sản đầu tư tài chính khác là cổ phiếu, trái phiếu.