Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá vàng hôm nay 25/3: Vọt tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp

Kinhtedothi - Sáng nay (25/3), giá vàng thế giới và trong nước tiếp tục tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp, bất chấp số liệu việc làm tích cực từ nền kinh tế Mỹ.
Giá vàng trong nước và quốc tế cùng tăng mạnh. Ảnh minh họa.

Sáng nay (25/3), lúc 8 giờ 30 phút (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới tại thị trường châu Á giao dịch quanh ngưỡng 1.962 USD/ounce, tăng hơn 20 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.

Trước đó, phiên giao dịch đêm qua - rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng chốt phiên tại thị trường Mỹ đứng ở mức 1.957 USD/ounce, tăng hơn 13 USD so với chốt phiên trước tại thị trường này.

Sáng nay, giá vàng SJC trên thị trường trong nước cũng tăng mạnh so với phiên trước. Cụ thể, lúc 8 giờ 30 phút, giá vàng SJC tại TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 68,4 – 69,1 triệu đồng/lượng.

Tại Hà Nội và Đà Nẵng giao giá vàng SJC dịch mua - bán trong khoảng 68,4 – 69,12 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều tăng mạnh 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 700.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji, niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 68,2 – 69,05 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 200.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 850.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Công ty Phú Quý, niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 68,2 – 69,05 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 250.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 850.000 đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý được Công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 55,5 – 56,5 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1 triệu đồng/lượng.

Vàng nhẫn Gold 24K của Công ty vàng Việt Nam Gold niêm yết giá mua - bán quanh mức 55,3 – 56,3 triệu đồng/lượng, đi ngang chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1 triệu đồng/lượng.

Bộ Lao động Mỹ vừa công bố số liệu việc làm tích cực, với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua của nền kinh tế lớn nhất thế giới là 187.000 đơn, thấp nhất trong vòng 53 năm.

Thông thường, số liệu việc làm tích cực sẽ đẩy giá vàng giảm sâu. Tuy nhiên, giá kim loại quý vẫn tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp. Nguyên nhân chính giúp vàng tăng đó là Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO đã đồng ý áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt "chưa từng có" đối với Nga và đặc biệt sẽ tăng cường cơ chế phòng thủ...

Chuyên gia nhận định, những biện pháp áp đặt, cũng như tăng cường quân sự của NATO và Mỹ cho Ukraine chỉ làm gia tăng căng thẳng địa chính trị tại khu vực. Cùng với đó, Nga đã quyết định bán dầu mỏ và khí đốt cho những nước không thân thiện với Nga bằng đồng rúp.

Quyết định này của Nga đã giúp đồng rúp tăng giá so với USD và EUR. Điều này sẽ khiến các nước châu Âu khó xoay sở trong việc nhập dầu và khí đốt từ Nga. Thị trường tiếp tục lo ngại nguồn cung nhiên liệu ngày càng thiếu sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá cả.

Cùng với giá nhiên liệu, một số phụ tùng chính để sản xuất ô tô điện trên toàn cầu đã tăng chóng mặt kể từ khi Nga triển khai "chiến dịch đặt biệt" tại Ukraine. Cụ thế, đó là nhôm, palladium, nickel, cô-ban, lithium, titan, bạch kim. Trong đó, 20% sản lượng nickel phẩm cấp cao được Nga cung cấp cho toàn thế giới để sản xuất thép không gỉ và pin xe điện.  Giá nhôm đã tăng 60% trong 4 tháng qua. Mỗi chiếc xe ô tô xuất xưởng tại Mỹ đã tăng giá 18,5% so với cuối năm 2021.

Như vậy, việc áp đặt lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước châu Âu lên Nga cũng đang khiến cho các nền kinh tế này gặp khó khăn trong thúc đẩy sản xuất khi giá các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào đều tăng mạnh. Kinh tế dự báo kém tăng trưởng là yếu tố hỗ trợ mạnh cho giá vàng đi lên khi nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

13 Jul, 12:31 PM

Kinhtedothi – Tỉnh ủy An Giang vừa có Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong đó đề cập tới  mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá của cả nước và là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 11:54 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

13 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

13 Jul, 11:28 AM

Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ