Lúc 6 giờ 15 phút sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay ở ngưỡng 2.041 USD/ounce, tăng hơn 2 USD/ounce so với giao dịch chốt phiên cuối tuần trước.
Đứng phiên giao dịch ngày 3/2, giá vàng SJC trên thị trường tự do và các doanh nghiệp đảo chiều giảm mạnh so với phiên trước. Cụ thể, tại TP Hồ Chí Minh, giá vàng SJC đứng quanh mức 75,6 – 78,1 triệu đồng/lượng (mua – bán).
Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC trong khoảng 75,6 – 78,12 triệu đồng/lượng (mua – bán). Các thị trường trên đều giảm mạnh 600.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm mạnh 400.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán từ mức 2,3 triệu đồng tăng lên mức 2,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji trên thị trường Hà Nội, mua - bán quanh mức 75,95 – 78,25 triệu đồng/lượng, giảm mạnh 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 200.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Công ty Bảo Tín Minh Châu đứng tại mức 76 – 78,05 triệu đồng/lượng, giảm mạnh 250.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 300.000 đồng/lượng chiều bán ra. Chênh lệch mua – bán thu hẹp ở mức 2,45 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn hôm qua đã quay đầu giảm mạnh so với phiên trước. Cụ thể. giá vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, đứng ở mức 64,42 – 65,52 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 160.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra. Chênh lệch mua - bán ở mức 1,1 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn Doji 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 63,9 – 65,2 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 100.000 đồng/lượng chiều bán ra. Chênh lệch mua – bán ở mức 1,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới đang chịu áp lực từ báo cáo kinh tế và việc làm tại Mỹ cuối tuần qua. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định thị trường tài chính toàn cầu đang vẫn còn khá nhiều yếu tố hỗ trợ giá vàng tăng.
Cụ thể, chuyên gia tại Ấn Độ cho biết, tình trạng thiếu hụt lúa gạo ngày càng tồi tệ hơn khi căng thẳng tiếp tục leo thang tại Biển Đỏ. Giá cước vận chuyển tàu biển đã tăng gấp đôi sau một loạt cuộc tấn công của lựa lượng Houthi vào các tàu thương mại, khiến gián đoạn hoạt động vận chuyển của toàn cầu. Lượng gạo xuất khẩu tại Ấn Độ đã bị hạn chế.
Cùng với gạo, dầu mỏ cũng là mặt hàng bị ảnh hưởng lớn khi căng thẳng leo thang tại Biển Đỏ. Cụ thể, khi lực lượng Houthi tấn công vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ đã đẩy giá cước vận tải biển tăng cao. Do các chuyến tàu chở dầu đã phải chuyển hướng đi sang Mũi Hảo Vọng.
Một phần nhà kinh doanh dầu trên thế giới đã chuyển hướng mua dầu ở những khu vực gần khu vực Đại Tây Dương như Biển Bắc, Địa Trung Hải, Vịnh Ba Tư, Ấn Độ Dương và Đông Á để giảm rủi ro từ những hành trình xa. Tuy nhiên, Do nhu cầu tăng đột biến tại các đơn vị ở các khu vực này cũng đã đẩy giá dầu tăng cao.
Chuyên gia nhận định, khi giá các mặt hàng lương thực, nhiên liệu phục vụ sản xuất và kinh daonh tăng cao sẽ đẩy chỉ số lạm phát tăng. Điều này sẽ khiến các nền kinh tế, trong đó có khu vực kinh tế châu Âu và Mỹ khó giảm lãi suất để hỗ trợ kinh tế phục hồi. Lãi suất còn giữ ở mức cao sẽ khiến rủi ro gia tăng trên thị trường tiền tệ, do đó hỗ trợ gái vàng đi lên.