Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá vàng ngày 14/3: Tiếp tục giảm mạnh trước kỳ họp của Fed

Kinhtedothi - Sáng nay (14/3), giá vàng thế giới tiếp tục giảm mạnh khi Nga và Ukraine dự kiến sẽ nối lại đàm phán vòng thứ 4 qua hình thức trực tuyến. Một nguyên nhân nữa khiến giới đầu tư chốt lời vàng là do lo ngại Fed sẽ nâng lãi suất cao hơn dự kiến.
Giá vàng thế giới và trong nước giảm mạnh. Ảnh minh họa.

Sáng nay (14/3), lúc 8 giờ 30 phút (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới tại thị trường châu Á giao dịch quanh ngưỡng 1.974 USD/ounce, giảm hơn 14 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước.

Giá vàng SJC trên thị trường trong nước cũng giảm mạnh so với phiên trước. Cụ thể, lúc 8 giờ 30 phút, giá vàng SJC tại TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 67,7 – 69,5 triệu đồng/lượng. Tại Hà Nội và Đà Nẵng giao giá vàng SJC dịch mua - bán trong khoảng 67,7 – 69,52 triệu đồng/lượng.

Các thị trường trên đều giảm 300.000 đồng/lượng cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji, niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 67,2 – 69.1 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 300.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1,9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Công ty Phú Quý, niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 67,4 – 69,5 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1,9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý được Công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 55,6 – 57 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua và giảm 150.000 đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1,4 triệu đồng/lượng.

Vàng nhẫn Gold 24K của Công ty vàng Việt Nam Gold niêm yết giá mua - bán quanh mức 55,6 - 57 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1,4 triệu đồng/lượng.

Ngày 13/3 (giờ địa phương), đại diện của Nga và Ukraine đã cho biết, hai bên sẽ tổ chức đàm phán trực tuyến trong ngày hôm nay (14/3) về giải quyết tình hình chiến sự tại khu vực. 3 vòng đàm phán trước Nga – Ukraine mới đạt được việc mở hành lang nhân đạo cho người dân di cư ra khỏi vùng chiến sự. Kỳ vọng qua các vòng đàm phán cả hai bên sẽ tháo dần nút thắt cho tình hình hiện nay.

Cùng với đó, ngày mai (15/3), Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ họp kỳ tháng 3 diễn ra 2 ngày. Trước đó, cơ quan này dự kiến sẽ kết thúc chương trình mua trái phiếu hỗ trợ phục hồi kinh tế trong đại dịch vào tháng 3 này và sẽ nâng lãi suất đồng USD khoảng 0,25%.

Tuy nhiên, khi đó chưa xảy ra căng thẳng tại Ukraine, do đó giá cả chưa leo thang và lạm phát chưa tăng mạnh như hiện nay. Do đó, giới chuyên gia và đầu tư đang dự báo Fed có thể sẽ nâng lãi suất cao hơn dự kiến lên 0,5%, thay vì 0,25% như dự báo trước đó.

Lãi suất tăng, sẽ đẩy đồng USD tiếp tục tăng cao trong giỏ thanh toán quốc tế. Hiện tại, chỉ số Dollar-Index đã tăng lên mức rất cao 99,03 điểm vào đầu phiên sáng nay. Đồng USD tăng sẽ khiến giới đầu tư giảm bớt lượng vàng nắm giữ, khi chi phí cho kim loại quý tăng cao.

Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, cho dù quyết định của Fed có mạnh tay tăng lãi suất thì giá vàng vẫn còn những yếu tố hỗ trợ mạnh. Bởi, Mỹ đang cấm nhập khẩu nhiên liệu từ Nga. Dù Mỹ không phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga nhiều, nhưng giá dầu mỏ mang tính toàn cầu.

Mỹ và các quốc gia châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga sẽ làm nguồn cung dầu mỏ trên thị trường giảm sút, khiến giá tăng mạnh. Do đó,  Fed có tăng lãi suất mạnh thì cũng chưa kiểm soát được lạm phát sớm. Lạm phát kéo dài có thể làm nền kinh tế số 1 thế giới “hụt hơi” và quay đầu suy giảm. Điều này sẽ giúp vàng còn tăng giá.

Giá vàng ngày 12/3: Biến động mạnh và vẫn còn cơ hội đi lên

Giá vàng ngày 12/3: Biến động mạnh và vẫn còn cơ hội đi lên

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

13 Jul, 12:31 PM

Kinhtedothi – Tỉnh ủy An Giang vừa có Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong đó đề cập tới  mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá của cả nước và là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 11:54 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

13 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

13 Jul, 11:28 AM

Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ